Nhiều sinh viên công nghệ thông tin vẫn còn nhầm lẫn về công việc và chức năng của hai nghề là lập trình viên và Kỹ sư phần mềm. Trong khi đó, nhà tuyển dụng đang dành sự ưu ái đặc biệt cho hai vị trí công việc này. Vậy cùng CodeGym đi tìm hiểu những điểm khác nhau giữa hai nghề này để bạn định hướng học tập cụ thể hoặc ứng tuyển tại các vị trí công việc phù hợp nhé!
Vai Trò của Lập Trình Viên và Kỹ Sư Phần Mềm
Vai Trò Lập Trình Viên
Lập trình viên là người chuyên viết, đánh giá và chỉnh sửa các dòng code cho một sản phẩm là phần mềm, chương trình hay trang web trên máy tính. Lập trình viên tham gia vào một giai đoạn xây dựng nền móng của quá trình phát triển sản phẩm phần mềm tới người dùng. Do vậy, lập trình viên thường sẽ chuyên sâu vào một vài ngôn ngữ lập trình theo mảng mình lựa chọn.
Hình ảnh minh họa
Vai Trò Kỹ Sư Phần Mềm
Kỹ sư phần mềm là người hướng dẫn lập trình viên vận hành các phương pháp khoa học và toán học để hoàn thiện quá trình phát triển của sản phẩm công nghệ được lập trình. Họ có thể đánh giá nhu cầu của công ty và kết hợp chúng với nhu cầu của người dùng để tạo ra sản phẩm. Điều này đòi hỏi kỹ sư phần mềm giỏi phải có một nền tảng vững chắc về nền tảng lập trình để hướng dẫn lập trình viên đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Hình ảnh minh họa
Hiểu về vai trò của hai nghề này, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về công việc mà họ đang làm. Hãy cùng phân biệt sự khác nhau của hai nghề này dựa vào những yếu tố sau:
1. Kỹ năng
Kỹ sư phần mềm có kiến thức chuyên môn sâu về quy trình phát triển hệ thống, kỹ thuật chuyên môn sâu và rộng. Cách họ nhìn nhận vấn đề và phát triển lĩnh vực kỹ thuật được nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh. Trong khi đó, lập trình viên có kiến thức chuyên sâu về các ngôn ngữ lập trình. Lập trình viên cũng sở hữu kỹ năng viết và đọc các thuật toán nhanh nhạy.
2. Trình độ
kỹ sư phần mềm và lập trình viên đều là những người có chuyên môn về lập trình. Tuy nhiên, kỹ sư phần mềm được đánh giá với trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, khả năng thực hiện công việc tốt hơn. Hiện nay, nhiều lập trình viên không có bằng đại học nhưng vẫn được ưa chuộng khi tuyển dụng. Quan trọng là có chứng nhận đào tạo từ trung tâm và năng lực làm việc.
Hình ảnh minh họa
3. Trách nhiệm
Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt hiệu quả và tính chính xác trong việc quản lý và hướng dẫn lập trình viên thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, lập trình viên nhận nhiệm vụ từ kỹ sư phần mềm để giải quyết các bài toán tối ưu người dùng và sửa đổi mã code để phù hợp giao diện và thu hút hơn.
Học Lập Trình tại CodeGym
lập trình viên và kỹ sư phần mềm có một điểm chung là phải hiểu và sử dụng được các ngôn ngữ lập trình, nền tảng công nghệ. Những công việc khác nhau sẽ yêu cầu thêm các kỹ năng đi kèm. Hiện nay, học lập trình không còn khó khăn hay tốn nhiều thời gian nhờ vào những khóa học tại CodeGym. CodeGym cam kết cung cấp mô hình học Coding Bootcamp hiện đại, chi phí học phù hợp và thời gian học 6 tháng. Đồng thời, CodeGym cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi hoàn thành khóa học.
Hình ảnh minh họa
Tổng Kết
Lập trình viên và kỹ sư phần mềm có một vài điểm khác nhau như trên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, hiểu biết nhiều và sâu hơn sẽ giúp công việc hiệu quả hơn và mức lương cũng tăng lên. Hai vai trò này vẫn luôn tương tác, hỗ trợ và phát triển cùng nhau. Có thể nói lập trình viên là nền móng và bước đầu nếu bạn muốn phấn đấu lên vị trí của kỹ sư phần mềm.