Nội dung cần có khi làm portfolio xin việc
Ngày nay, portfolio xin việc đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt đối với những công việc liên quan đến sáng tạo và nghệ thuật, portfolio không chỉ là một loại hồ sơ mà còn là một tài liệu quan trọng để bạn có thể tự tin trình bày khả năng của mình. Việc tạo ra một portfolio xin việc không phải là điều dễ dàng, bởi không có một mẫu chung cho tất cả các công việc và mọi người. Vì vậy, mỗi người sẽ có một portfolio riêng, phản ánh vị trí công việc, kinh nghiệm và phong cách thiết kế của bạn.
Bạn có thể chưa hiểu rõ về portfolio là gì và chưa có kinh nghiệm trong việc tạo portfolio xin việc. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm và cung cấp một số mẫu portfolio xin việc đẹp để tham khảo.
1. Giới thiệu
Portfolio là một hồ sơ năng lực, trong đó bạn có thể trình bày các sản phẩm và dự án mà bạn đã hoàn thành. Trong quá trình tuyển dụng, portfolio xin việc được gửi kèm cùng với CV và cover letter để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng chuyên môn và năng lực của ứng viên. Việc sở hữu một portfolio xin việc giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn trực quan hơn về bạn và khả năng của bạn.
Một số ngành nghề yêu cầu chuẩn bị một portfolio xin việc hoàn chỉnh và bao gồm:
- Thiết kế đồ họa
- Nghệ thuật, họa sĩ, nhiếp ảnh
- Sáng tạo nội dung
- Truyền thông
- Viết lách, báo chí
- Kiến trúc, thiết kế nhà ở, nội thất
1.1 Thông tin cá nhân
Đầu tiên, hãy đặt thông tin cá nhân lên đầu trang khi tạo portfolio online. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt các thông tin cơ bản của bạn khi xem qua hồ sơ. Đặc biệt, hãy cung cấp thông tin liên lạc chính xác như số điện thoại và email.
Ngoài ra, cân nhắc việc thêm liên kết tới LinkedIn và Facebook trong portfolio xin việc của bạn. Hai mạng xã hội này không chỉ giúp bạn kết nối với nhà tuyển dụng mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và khả năng phát triển cá nhân của bạn.
Mẫu portfolio graphic designer của Janne
1.2 Giới thiệu bản thân
Mục tiêu của phần này là giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn thông qua một tóm tắt ngắn gọn về bản thân. Khi giới thiệu bản thân, hãy đề cập đến chức danh, kỹ năng chuyên môn, điểm mạnh và thành tích của bạn.
Đối với những người mới bắt đầu, việc nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp có thể giúp portfolio xin việc trở nên hấp dẫn hơn. Hãy viết rõ ràng để nhà tuyển dụng thấy được đam mê của bạn và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
Mẫu portfolio makeup artist của Eva Garcia
2. Sản phẩm / Dự án
Sau những phần giới thiệu, các dự án và sản phẩm của bạn là phần quan trọng nhất trong portfolio xin việc. Chúng là bằng chứng trực quan về khả năng của bạn. Tùy thuộc vào chuyên môn của bạn, bạn có thể trình bày các sản phẩm dưới nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, video, sơ đồ, v.v.
Đồng thời, đừng chỉ đơn thuần thêm hình ảnh vào portfolio xin việc, bạn cũng nên giới thiệu ngắn gọn về các dự án mà bạn đã tham gia. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về các dự án và dễ dàng đánh giá khả năng chuyên môn của bạn.
Mẫu portfolio content writer của Hank Herman
3. CV
Thêm phần CV vào portfolio online giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tham khảo thông tin tổng quan về bạn và kết nối kinh nghiệm làm việc mà bạn trình bày trong portfolio xin việc.
Mẫu portfolio marketing của Yến Nguyễn
4. Khác (kỹ năng, chứng chỉ, đánh giá,...)
Khi tham khảo các mẫu portfolio xin việc, bạn có thể thấy rằng portfolio thường bao gồm thông tin về kỹ năng, chứng chỉ và đánh giá từ khách hàng hoặc sếp. Đừng ngần ngại thêm những thông tin này vào portfolio xin việc của bạn. Điều này không chỉ giúp xác thực khả năng của bạn mà còn tăng cường uy tín cá nhân.
Mẫu portfolio photography của Dina Deykun
✨ Chọn nền tảng phù hợp
Tùy thuộc vào yêu cầu công việc và định dạng bạn mong muốn, hãy lựa chọn một nền tảng phù hợp để thiết kế portfolio. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng như Behance, WordPress, Wix,... Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm lập trình, bạn có thể gặp khó khăn và hạn chế với tài khoản miễn phí.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng website portfolio online CakeResume. Giao diện thân thiện và miễn phí, bạn sẽ dễ dàng tạo cho mình một portfolio xin việc "xịn sò".
✨ Thiết kế portfolio phù hợp với ngành nghề
Mỗi ngành nghề có những đặc điểm và tiêu chuẩn riêng. Vì vậy, hãy hiểu rõ tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển để tạo một portfolio phù hợp.
Bạn có thể lấy ý tưởng từ các mẫu portfolio xin việc trong cùng ngành của bạn. Một portfolio kiến trúc sư sẽ tập trung vào các bản vẽ thiết kế, khác với mẫu portfolio dành cho nghề nhiếp ảnh chẳng hạn.
Bên cạnh đó, đừng quên màu sắc, phông chữ, độ sáng tối,... Hãy thiết kế portfolio sao cho phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, để portfolio của bạn vừa đẹp mắt vừa chuyên nghiệp.
✨ Tập trung vào chất lượng
Không phải thêm nhiều dự án vào portfolio sẽ làm nổi bật hồ sơ của bạn. Quá nhiều dự án không chỉ làm mất trọng tâm mà còn làm người xem cảm thấy nhàm chán hoặc làm giảm tốc độ tải trang.
Thay vào đó, hãy chọn ra những dự án nổi bật nhất cho portfolio xin việc của bạn. Dựa vào vị trí công việc bạn đang nhắm tới, chọn những dự án phù hợp nhất với khả năng và sắp xếp chúng một cách logic - điều này sẽ giúp bạn ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Tác giả bài viết: Lan Nguyen