Được tạo bởi CakeResume
Đối với trình độ học vấn trong CV, nhiều ứng viên thường cho rằng đây chỉ là một phần đơn giản. Nhưng thật ra, không nên xem nhẹ phần này khi tạo CV, đặc biệt khi bạn xin việc tại các tập đoàn lớn. Bởi vì ở những nơi đó, họ rất quan trọng về thành tích cá nhân của ứng viên. Vì vậy, bạn cần viết phần trình độ học vấn trong CV cẩn thận và đúng chuẩn.
Cùng với kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn trong CV cũng rất quan trọng khi xin việc. Hãy cùng Cake Resume điểm qua vài tip để trình bày quá trình học vấn trong CV sao cho chuẩn và thu hút mọi nhà tuyển dụng.
1. Tên trường
Đây là phần không thể thiếu trong trình độ học vấn của bạn. Nếu bạn tốt nghiệp ở một trường nổi tiếng trong ngành nghề mà bạn theo đuổi, thì đây sẽ là điểm cộng lớn cho bạn. Rất ấn tượng khi bạn học và tốt nghiệp tại một trong những trường hàng đầu trong nước hoặc trên thế giới.
2. Tên khoa/chuyên ngành
Đây là một yếu tố quan trọng để bạn có thể lọt vào vòng phỏng vấn. Nếu chuyên ngành của bạn không phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang tuyển dụng, bạn có thể bị loại ngay từ vòng đầu. Vì vậy, hãy viết chi tiết phần này trong trình độ học vấn trong CV của bạn.
3. Loại bằng cấp
Bằng cấp vẫn rất quan trọng trong đơn xin việc, đặc biệt đối với những người chưa từng làm việc hoặc sinh viên mới ra trường. Đây là thước đo rõ ràng nhất về trình độ học vấn của bạn. Hãy viết chi tiết nếu bạn không có kinh nghiệm. Với những bằng cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ, sắp xếp theo cấp bậc từ cao xuống thấp và không cần viết quá trình dưới bậc Đại học.
4. Thời gian
Thông thường, bạn không cần liệt kê mốc thời gian học cấp 1, 2, 3 trong CV. Hãy bắt đầu từ thời gian đạt được bằng cấp cao nhất hiện tại và kết thúc bằng tên trường Đại học của bạn. Với người đã có kinh nghiệm làm việc thâm niên, quá trình học vấn có thể được giản lược.
5. Khác
Trình độ học vấn trong CV không chỉ dừng lại ở các cấp bậc trong quá trình học tập. Hãy thể hiện danh hiệu, giải thưởng, bằng khen, đóng góp của bạn khi còn là sinh viên. Lưu ý: nêu những thành tích có liên quan đến vị trí tuyển dụng.
Sinh viên chưa ra trường nên không e ngại việc chưa có bằng cấp. Hãy viết một CV hiệu quả kể cả khi chưa tốt nghiệp. Bạn sẽ có một CV ghi điểm với nhà tuyển dụng nếu viết một cách chuyên nghiệp về quá trình học vấn. Thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng bảng thành tích học tập và những nỗ lực trong quá trình học vấn.
Với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể viết phần trình độ học vấn ở cuối CV. Tập trung vào kinh nghiệm làm việc của bạn ở những năm qua. Giản lược những gì không cần thiết trong trình độ học vấn.
✅ Cung cấp thông tin chính xác: Đừng viết sai hoặc viết hơn những gì bạn đã học. Hãy đảm bảo sự thành thật trong việc trình bày trình độ học vấn trong CV.
✅ Sắp xếp từ hiện tại đến quá khứ: Viết từ hiện tại đến quá khứ trong trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Sắp xếp bằng cấp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
✅ Viết rõ ràng và đúng chính tả: Sử dụng dấu gạch ngang, viết hoa và in đậm để trình bày phần trình độ học vấn. Kiểm tra lỗi chính tả cẩn thận.
✅ Trình bày hợp lý: Đối với sinh viên chưa ra trường, hãy đặt trình độ học vấn gần phần thông tin cá nhân. Đối với ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, hãy viết trình độ học vấn ở cuối CV.
Tác giả bài viết: Heidi Huynh