Tập hợp và phần tử của tập hợp là nội dung được giảng dạy đầu tiên trong môn Toán lớp 6. Đây cũng là nội dung quan trọng thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra môn Toán 6. Với mục tiêu giúp các em học sinh ghi nhớ từ lý thuyết đến vận dụng làm các bài tập liên quan, chúng tôi gửi tới các bạn tài liệu Lý thuyết Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp. Tài liệu này được VnDoc biên soạn với chi tiết lý thuyết, ví dụ và các bài giải bài tập, nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo và củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6 chương 1 bài 1. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung bài Toán 6 bài 1.
Toán lớp 6 bài 1 Sách mới
1. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Kết nối tri thức là lời giải sách mới với đáp án bám sát chương trình học cho từng phần. Mời các bạn tham khảo tại: Giải Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Kết nối tri thức
2. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Chân trời sáng tạo
Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp - Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung sách mới. Tất cả lời giải đều được VnDoc biên soạn chi tiết. Mời bạn tham khảo tại: Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp - Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo
3. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Cánh Diều
Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Cánh Diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Chương 1 Toán 6 bộ sách Cánh Diều. Mời các bạn tham khảo lời giải bài 1 tại đây: Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Cánh Diều
A. Lý thuyết Tập hợp - Phần tử của tập hợp
1. Tập hợp
Tập hợp là khái niệm cơ bản (không định nghĩa) thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Ví dụ:
- Tập hợp đồ dùng học tập.
- Tập hợp các môn học lớp 6.
- Tập hợp các chữ cái in hoa.
- Tập hợp các số chẵn.
- Tập hợp các số lẻ.
2. Cách viết tập hợp
- Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,...
- Để viết tập hợp thường có hai cách viết: • Liệt kê các phần tử của tập hợp Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được viết là: A = {1; 2; 3; 4; 5} • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được viết là: A = {x ∈ N| x < 6} Trong cách viết này, ta đã chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là x ∈ N và x < 5
- Ngoài hai cách viết tập hợp thì người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, tên của tập hợp sẽ được kí hiệu ở phía ngoài vòng tròn. Vòng tròn ấy được gọi là biểu đồ Ven. Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được biểu diễn bằng biểu đồ Ven như sau:
3. Các kí hiệu tập hợp
- Để biểu thị một phần tử thuộc tập hợp, người ta sử dụng kí hiệu “∈” (đọc là thuộc). Ví dụ: 5 ∈ A được đọc là 5 thuộc A hoặc 5 là phần tử của A.
- Để biểu thị một phần tử không thuộc tập hợp, người ta sử dụng kí hiệu “∉” (đọc là không thuộc) Ví dụ: 7 ∉ A được đọc là 7 không thuộc A hoặc 7 không là phần tử của A.
Một số lưu ý: • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";" (nếu có phần tử số) hoặc dấu "," nếu không có phần tử số. • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Ví dụ: a, Viết tập hợp A các chữ cái có trong chữ “TRƯỜNG HỌC” bằng cách liệt kê các phần tử. b, Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách.
Lời giải: a, A = {T, R, U, O, N, G, H, C} b, Cách 1: B = {6; 7; 8; 9} Cách 2: B = {x ∈ N | 5 < x < 10}
B. Giải Toán lớp 6 bài 1
Trong Sách giáo khoa Toán lớp 6, các bạn học sinh chắc hẳn sẽ gặp những bài toán khó, phải tìm cách giải quyết. Hiểu được điều này, VnDoc đã tổng hợp và gửi tới các bạn học sinh lời giải và đáp án chi tiết cho các bài tập trong Sách giáo khoa Toán lớp 6. Mời các bạn học sinh tham khảo:
- Giải bài tập trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp
C. Giải Bài tập Toán 6 bài 1
Sách bài tập Toán 6 tổng hợp các bài Toán từ cơ bản tới nâng cao, đi kèm với đó là đáp án. Tuy nhiên, nhiều đáp án không được giải chi tiết khiến cho các bạn học sinh gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với dạng bài mới. VnDoc đã tổng hợp và gửi tới các bạn học sinh lời giải và đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập trong Sách bài tập để các bạn có thể nắm vững, hiểu rõ hơn về dạng bài tập này. Mời các bạn học sinh tham khảo:
- Giải bài tập SBT Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp
D. Bài tập Toán 6 bài 1
Để ôn tập lại kiến thức cũng như rèn luyện nâng cao hơn về bài tập của bài Tập hợp - Phần tử của tập hợp này, VnDoc xin gửi tới các bạn học sinh Tài liệu Bài tập về Tập hợp - Phần tử của tập hợp cũng như Bài tập nâng cao do VnDoc biên soạn. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh hiểu sâu hơn và nắm rõ hơn lý thuyết cũng như bài tập của bài học này. Mời các bạn học sinh tham khảo:
- Bài tập Toán lớp 6: Tập hợp - Phần tử của tập hợp
- Bài tập Toán lớp 6 nâng cao: Tập hợp số tự nhiên
- Trắc nghiệm bài Tập hợp. Phần tử của tập hợp
E. Trắc nghiệm Toán 6 bài 1
Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng? A. A = [1; 2; 3; 4] B. A = (1; 2; 3; 4) C. A = 1; 2; 3; 4 D. A = {1; 2; 3; 4}
Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau? A. 2 ∈ B B. 5 ∈ B C. 1 ∉ B D. 6 ∈ B
Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10. A. A = {6; 7; 8; 9} B. A = {5; 6; 7; 8; 9} C. A = {6; 7; 8; 9; 10} D. A = {6; 7; 8}
Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH” A. P = {H; O; C; S; I; N; H} B. P = {H; O; C; S; I; N} C. P = {H; C; S; I; N} D. P = {H; O; C; H; I; N}
Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng A. A = {x|15 < x < 19} B. A = {x|15 < x < 20} C. A = {x|16 < x < 20} D. A = {x|15 < x ≤ 20}
Câu 6: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhương không thuộc tập hợp B là? A. C = {5} B. C = {1; 2; 5} C. C = {1; 2} D. C = {2; 4}
Câu 7: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A lẫn tập hợp B là? A. C = {3; 4; 5} B. C = {3} C. C = {4} D. C = {3; 4}
Câu 8: Cho hình vẽ Tập hợp D là? A. D = {8; 9; 10; 12} B. D = {1; 9; 10} C. D = {9; 10; 12} D. D = {1; 9; 10; 12}
Câu 9: Tập hợp A = {x|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử là? A. A = {22; 23; 24; 25; 26} B. A = {22; 23; 24; 25; 26; 27} C. A = {23; 24; 25; 26; 27} D. A = {23; 24; 25; 26}
Câu 10: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57. Kết luận nào sau đây sai? A. 55 ∈ P B. 57 ∈ P C. 50 ∉ P D. 58 ∈ P
Câu 11: Cho hình vẽ sau Tập hợp P và tập hợp Q gồm? A. P = {Huế; Thu; Nương}; Q = {Đào; Mai} B. P = {Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = {Đào; Mai} C. P = {Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = {Mai} D. P = {Huế; Thu; Đào}; Q = {Đào; Mai}
Câu 12: Cho hình vẽ sau Tập hợp C và tập hợp D gồm? A. C = {102; 106} và D = {20; 101; 102; 106} B. C = {102; 106} và D = {3; 20; 102; 106} C. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101} D. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101; 102; 106}
Đáp án
- Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.