Xem thêm

Tổng hợp đề toán lớp 3 nâng cao có đáp án

Huy Erick
Toán lớp 3 nâng cao là cơ sở để trẻ phát triển tư duy và chuẩn bị tốt hơn cho chương trình lớp 4. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tổng hợp các dạng...

Toán lớp 3 nâng cao là cơ sở để trẻ phát triển tư duy và chuẩn bị tốt hơn cho chương trình lớp 4. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tổng hợp các dạng bài toán thường xuất hiện trong đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố.

1. Kiến thức cần nắm để làm toán lớp 3 nâng cao

Toán nâng cao thường được thiết kế dưới dạng tư duy dựa trên kiến thức cơ bản. Vì vậy, để làm được bài toán nâng cao, cha mẹ cần chú trọng ôn lại cho con các kiến thức lý thuyết được giới thiệu trong sách giáo khoa.

Các số trong phạm vi 10000, 100000

  • Cách đọc: Đọc số từ hàng lớn nhất đến hàng bé nhất. Ví dụ: đọc số 2547: Hai nghìn năm trăm bốn mươi bảy.
  • So sánh: So sánh hai số theo thứ tự lần lượt như sau: (i) Xét xem số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì chuyển sang bước 2; (ii) So sánh từng chữ số cùng hàng từ trái sang phải, nếu số nào có chữ số cùng hàng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
  • Cộng trừ: Để làm bài cộng trừ với các số có nhiều chữ số, chỉ cần đặt tính rồi tính sao cho khi đặt tính, các số được đặt thẳng hàng với nhau thì sẽ ra kết quả chính xác.
  • Nhân chia: Bé cần học thuộc bảng nhân chia trong phạm vi 10 trước. Rồi sau đó, đối với dạng bài nhân số có hai chữ số/ba chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số/ba chữ số cho số có một chữ số thì chỉ cần đặt tính rồi tính như sách giáo khoa hướng dẫn.
  • Tìm thành phần: tức hiểu đơn giản là bài tập tìm x. Bé phải nắm được cơ bản cấu trúc của phép cộng trừ nhân chia, từ đó suy ra được công thức tìm các thành phần trong phép cộng trừ nhân chia đó.
  • Cấu trúc phép tính cộng cơ bản: số hạng + số hạng = Tổng.
  • Cấu trúc phép tính trừ cơ bản: Số bị trừ - số trừ = Hiệu.
  • Tìm x là số bị trừ: số bị trừ = hiệu + số trừ.
  • Tìm x là số trừ: số trừ = số bị trừ - hiệu.
  • Tìm x là số hạng: số hạng = tổng - số hạng.
  • Cấu trúc phép nhân cơ bản: thừa số x thừa số = tích.
  • Tìm x là thừa số: thừa số = tích : thừa số.
  • Cấu trúc phép chia cơ bản: số bị chia : số chia = thương.
  • Tìm x là số bị chia: số bị chia = thương x số chia.
  • Tìm x là số chia: số chia = số bị chia : thương.
  • Tìm giá trị biểu thức: đề bài yêu cầu tìm kết quả của phép tính. Nếu đề đơn giản thì chỉ có phép cộng trừ hoặc phép nhân chia. Còn phức tạp hơn thì có đủ phép cộng trừ nhân chia trong cùng một phép tính. Để tính toán, bé cần nhớ nguyên tắc nhân chia trước cộng trừ sau.

Hình học

  • Điểm, trung điểm: Điểm là một dấu chấm nhỏ trên mặt phẳng, tên của điểm được đặt dưới dạng chữ cái in hoa theo bảng chữ cái latinh. Trung điểm là điểm thuộc một đường thẳng sao cho khoảng cách giữa trung điểm và hai đầu mút của đường thẳng là bằng nhau.
  • Hình tròn - bán kính đường kính: Hình tròn là tập hợp các điểm cách một điểm đoạn thẳng bằng nhau. Khoảng cách này được gọi là bán kính đường tròn.
  • Hình chữ nhật - chu vi diện tích: Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc đỉnh là góc vuông, có 4 cạnh sao cho các cặp cạnh đối diện có độ dài bằng nhau. Công thức tính chu vi hình chữ nhật là (chiều dài + chiều rộng) x 2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật là chiều dài x chiều rộng.
  • Hình vuông - chu vi diện tích: Hình vuông là hình tứ giác có 4 góc vuông là có 4 cạnh bằng nhau. Công thức tính chu vi hình vuông là chiều dài một cạnh x 4. Công thức tính diện tích hình vuông là chiều dài một cạnh x chiều dài một cạnh.

2. Các dạng toán nâng cao lớp 3 thường gặp

Để giúp cha mẹ hình dung rõ hơn về các dạng toán lớp 3 nâng cao, chúng ta xin đưa ra một vài ví dụ bài tập mà giáo viên đã sưu tầm được từ các đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố.

Dạng tìm x

Bài tập: Tìm x biết 300 - X : 3 = 50

Giải: Dựa vào các cấu trúc biểu thức khi tìm x cùng kiến thức tính giá trị biểu thức, ta giải bài tập này như sau:

300 - X : 3 = 50

X : 3 = 300 - 50

X : 3 = 250

X = 250 x 3

X = 750

Dạng toán có lời giải - 2 lời giải

Bài tập: Có một người đi du lịch đã đi được 60 km. Ngày đầu tiên, người đó đi được 1/3 quãng đường, và ngày thứ 2 đã đi được 1/2 quãng đường. Ngày thứ 3, người đó đi hết phần còn lại của quãng đường. Hỏi ngày thứ 3 người đó đi được bao nhiêu km?

Giải:

Ngày đầu tiên người đó đi được số quãng đường là: 60 : 3 = 20 (km)

Ngày thứ hai người đó đi được số quãng đường là: 60 : 2 = 30 (km)

Ngày thứ ba người đó đi được số quãng đường là: 60 - 20 - 30 = 10 (km)

Đáp số: 10 km.

Dạng tính giá trị biểu thức

Tính nhanh giá trị biểu thức sau: 3 + 7 + 11 + …….+ 75

= (3 + 75) + (7 + 71) + (11 + 67) + …. + (35 + 43) + 39

= 78 + 78 + 78 +….+ 78 + 39

= 78 x 9 + 39 = 702 + 39 = 741

Dạng tìm quy luật dãy số

Điền số thích hợp vào chỗ trống biết: 2; 7; 22; 67;…..

Thấy 2 x 3 + 1 = 7

7 x 3 + 1 = 22

22 x 3 + 1 = 67

67 x 3 + 1 = 202

Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 202

3. Tổng hợp đề toán lớp 3 nâng cao có đáp án

Với mong muốn hỗ trợ cha mẹ ôn tập cùng con, chúng tôi xin tổng hợp file bài tập toán lớp 3 nâng cao trong link dưới đây. Tất cả bài tập đều được giảng viên có kinh nghiệm tại POMath lựa chọn, chỉnh sửa và thiết kế theo đúng chương trình mới, đảm bảo sát với đề thì học kì của nhà trường.

DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 3 NÂNG CAO TẠI ĐÂY

4. Bí quyết cùng con học tốt toán lớp 3 nâng cao

Toán học là một môn học quan trọng và có thể là thách thức đối với học sinh lớp 3. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và hướng dẫn đúng cách từ phía phụ huynh, cha mẹ có thể giúp con nắm vững kiến thức toán học và phát triển khả năng tư duy logic với toán lớp 3 nâng cao. Dưới đây là một số bí quyết cùng con học tốt mà cha mẹ có thể tham khảo:

Nắm vững kiến thức cơ bản

Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bé đã hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản mà chúng ta đã tổng hợp ở trên. Hãy dành thời gian để giải thích và hỏi con về những khái niệm toán học cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, phân số và số học trong phạm vi lớp 3. Sử dụng ví dụ thực tế để giúp con hiểu hơn về cách sử dụng kiến thức này trong cuộc sống hàng ngày.

Luyện tập nhiều

Hãy giúp con bạn luyện tập hàng ngày. Sách giáo trình và bài tập là công cụ quan trọng. Bạn có thể tạo ra một kế hoạch học tập hợp lý và tạo ra các bài tập thường xuyên để con bạn luyện tập. Điều này giúp củng cố kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài tập.

Áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Một cách tốt để con bạn hiểu sâu hơn về toán học là áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Hãy cho con tham gia vào các hoạt động như mua sắm, nấu ăn, đo đạc, tính tiền và xác định cách toán học có thể được sử dụng trong các tình huống này. Điều này giúp con thấy toán học không chỉ là một bài học trên giấy, mà còn có ý nghĩa trong thực tế.

Phát triển tư duy cùng POMath

POMath là chương trình giáo dục toán học tư duy được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 4 đến 11 tuổi. Được tiếp xúc với chương trình giảng dạy hiện đại, con bạn sẽ có cơ hội phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Hiện nay, POMath đang cung cấp 2 khóa học chính là Ươm mầmTiểu học dành cho các đối tượng từ 4-6 và từ 6-11 tuổi. Tham gia các khóa học tại POMath, trẻ sẽ được học thông qua các phương pháp hiện đại như trò chơi, mô hình và qua các tình huống toán học thực tiễn. Từ đó, không chỉ trang bị kiến thức toán cơ bản mà còn phát triển khả năng tư duy và logic.

Phát triển tư duy cùng POMath

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về toán lớp 3 nâng cao. Chỉ cần bé nắm chắc kiến thức cơ bản, những bài toán nâng cao không còn là trở ngại khó khăn nữa.

1