Xem thêm

Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi

Huy Erick
Khi trẻ bước vào giai đoạn tiểu học, nhiều bé phải trải qua sự bỡ ngỡ, thậm chí gặp khó khăn khi thích nghi với cách dạy học hoàn toàn mới lạ. Trẻ cần phải...

Khi trẻ bước vào giai đoạn tiểu học, nhiều bé phải trải qua sự bỡ ngỡ, thậm chí gặp khó khăn khi thích nghi với cách dạy học hoàn toàn mới lạ. Trẻ cần phải tuân thủ những quy định, phương pháp dạy học khác biệt, thầy cô cần tạo sự hứng thú và thúc đẩy tinh thần ham học của các bé.

Phương pháp hỏi đáp

Trong các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ hình thành sự nhanh nhạy, thông minh không thể không kể đến phương pháp hỏi đáp. Hỏi - đáp thể hiện ở sự đối thoại giữa thầy cô và học sinh căn cứ vào kiến thức liên quan đến bài học, kiến thức trong sách vở. Mở rộng ra, giáo viên cần giúp học sinh có những kiến thức thực tiễn nhất định để hiểu bài học sâu hơn cũng như áp dụng tốt hơn.

cac-phuong-phap-day-hoc-o-tieu-hoc-01 Hình ảnh minh họa: Hỏi đáp là phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ hình thành phản xạ

Quá trình thực hiện phương pháp hỏi đáp cần đáp ứng các yêu cầu như:

  • Giáo viên đưa ra câu hỏi phù hợp với năng lực, trình độ để học sinh có thể trả lời. Chúng ta không nên đưa ra những câu hỏi quá khó cho học sinh học chưa tốt, dễ dẫn đến các em mất đi sự tự tin trở nên e dè, ngại ngần khi đứng trước cả lớp. Những câu hỏi quá dễ không kích thích được khả năng phản ứng, tổng hợp thông tin hay vận dụng kiến thức vào thực tiễn của các em.
  • Khi áp dụng phương pháp dạy học ở tiểu học này, giáo viên chuẩn bị bộ câu hỏi có thể khai thác tối đa năng lực của học sinh, có thể xây dựng theo 2 nhóm là câu hỏi mở rộng hoặc câu hỏi khái quát. Câu hỏi cần cụ thể, rõ ràng, đúng trọng tâm để đảm bảo học sinh tiếp thu các vấn đề cốt lõi.
  • Khi thực hiện hỏi đáp, giáo viên yêu cầu học sinh phải đưa ra câu trả lời nhanh. Đây là cách kích thích tư duy nhanh nhạy, đồng thời giúp thầy cô xác định năng lực, trình độ, nhận thức của từng em. Từ đó giáo viên có sự điều chỉnh trong cách giảng dạy để nâng cao chất lượng chung của lớp học.
  • Giáo viên nên đưa ra những câu hỏi có sự kết hợp giữa bài học cũ và kiến thức mới để học sinh vừa ôn tập, vừa học kiến thức mới tốt hơn. Cách làm này giúp học sinh có sự liên kết các kiến thức có liên quan và ghi nhớ lâu hơn.

Phương pháp học nhóm

Phương pháp học nhóm được đánh giá là một trong các phương pháp dạy học ở tiểu học phù hợp và hiệu quả. Phương pháp giúp học sinh thích nghi dần với việc chuyển từ cách học mà chơi, chơi mà học ở mầm non sang lớp 1.

Tổ chức giảng dạy với phương pháp này được giáo viên thực hiện bằng cách chia lớp thành các nhóm nhỏ có số lượng tương đối bằng nhau. Tiếp đến, thầy cô giáo đưa ra các nội dung thảo luận, câu hỏi hoặc bài tập để học sinh trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng, các đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện trước lớp và giáo viên.

Phương pháp học nhóm giúp giáo viên nhận biết các điểm yếu và thế mạnh của mỗi học sinh. Từ đó, định hướng phương pháp học tập tốt nhất cho mỗi em. Trên cơ sở xác định năng lực của trẻ, thầy cô đưa ra các nhiệm vụ phù hợp, thúc đẩy tinh thần học tập cho trẻ.

cac-phuong-phap-day-hoc-o-tieu-hoc-02 Hình ảnh minh họa: Phương pháp dạy học theo nhóm ở bậc tiểu học

Yêu cầu thực hiện của phương pháp dạy học ở tiểu học theo nhóm như sau:

  • Cách chia nhóm: Giáo viên chia nhóm theo cách chọn ngẫu nhiên, chia theo thứ tự, cho học sinh chọn nhóm thân thuộc (các học sinh chơi thân với nhau họp thành nhóm)... Tuy nhiên, các nhóm cần cân bằng về số học sinh khá giỏi và trung bình để các em cùng hỗ trợ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Việc hoàn thành yêu cầu thực hiện của thầy cô với nhóm cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng một nhiệm vụ hoặc mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau tùy theo yêu cầu môn học. Các nhiệm vụ có tính chất tương đồng. Không giao nhiệm vụ chênh lệch quá khó hoặc quá dễ với các nhóm khác nhau.
  • Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh mỗi nhóm cần chuẩn bị, lập kế hoạch, tìm ra đáp án đúng và báo cáo kết quả trước giáo viên và cả lớp.
  • Nhận xét, đánh giá: Giáo viên căn cứ vào kết quả báo cáo của nhóm để đưa ra đánh giá, nhận xét và chấm điểm cho từng nhóm.

Mặc dù phương pháp học nhóm mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Quá trình thực hiện phương pháp tốn khá nhiều thời gian, trong khi không phải lúc nào cũng mang đến kết quả như mong đợi. Ngoài ra, khi thảo luận nhóm làm xuất hiện tiếng ồn khá lớn có thể ảnh hưởng đến xung quanh. Vì vậy, trước khi áp dụng thực hiện, giáo viên cần cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả.

Phương pháp dạy học - Đánh giá

Không chỉ trong cấp tiểu học, phương pháp đánh giá đã và đang trở nên hữu ích với cả những cấp học khác nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Đánh giá là cách xác định rõ thực trạng giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu trong học tập của học sinh.

Phương pháp đánh giá giúp thầy cô giáo xác định được trình độ, năng lực, kỹ năng của học sinh một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, phương pháp còn tiếp nhận các ý kiến khách quan của học sinh đánh giá lẫn nhau để đưa ra các kết luận.

cac-phuong-phap-day-hoc-o-tieu-hoc-03 Hình ảnh minh họa: Đánh giá là phương pháp dạy học ở tiểu học giúp xác định trình độ của học sinh

Thông qua việc đánh giá học sinh, có tác động đến đánh giá chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo. Giáo viên căn cứ vào kết quả đánh giá về thực trạng của mỗi em học sinh để có sự điều chỉnh thích hợp trong cách dạy nhằm mang đến chất lượng đào tạo cao nhất.

Áp dụng phương pháp dạy học ở tiểu học đánh giá, giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho người học, trong đó phải kết hợp rèn luyện tư duy, kỹ năng nhằm thúc đẩy phát triển trí tuệ của mỗi học sinh. Trong hành trình này, thầy cô cần kết hợp hài hòa giữa việc giảng dạy kiến thức, áp dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn để học sinh hiểu sâu, tiếp thu bài học một cách tốt nhất.

Để đạt được đánh giá cao trong dạy và học, đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm. Giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán, luôn hứng thú và sẵn sàng tiếp thu tri thức. Học sinh cần chủ động tham gia và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Sự phối hợp hài hòa giữa thầy cô và học sinh sẽ mang đến hiệu quả học tập hoàn hảo nhất.

Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao trong số các phương pháp dạy học ở tiểu học. Đây là phương pháp phát huy khả năng chủ động, sáng tạo và tính tích cực, phát triển năng lực cá nhân toàn diện của học sinh. Áp dụng phương pháp này, giáo viên là người dẫn dắt đưa ra những gợi ý gợi mở để trẻ thảo luận và tự đưa ra kết luận.

Phương pháp dạy học tích cực mang đến nhiều lợi ích cho người học:

  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác một cách thường xuyên cho người học, cho trẻ thấy được sức mạnh của tập thể và tự tìm ra các khó khăn cần khắc phục. Các hoạt động sôi nổi, hứng khởi trong quá trình học tập làm tăng mức độ tương tác giữa các học sinh.
  • Cải thiện tư duy phản biện, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
  • Nâng cao khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và bài học, khơi nguồn tư duy sáng tạo của trẻ.
  • Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trên thực tế, đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình học tập và làm việc của trẻ sau này.

cac-phuong-phap-day-hoc-o-tieu-hoc-05 Hình ảnh minh họa: Dạy học tích cực phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, tính tích cực của trẻ

Lợi ích của phương pháp dạy học tích cực với người dạy:

  • Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, bài giảng của giáo viên trở nên ý nghĩa, sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh, nâng cao uy tín giảng dạy của chính mình.
  • Phương pháp dạy học tích cực không đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu, thiết kế. Chính vì vậy, phương pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của thầy cô để ngày càng thích nghi với sự đổi mới của ngành giáo dục.

Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học ở tiểu học được thực hiện tại lớp học theo cách chia nhóm nhỏ tương tự phương pháp học nhóm. Giáo viên sẽ đưa ra vấn đề cần giải quyết, các nhóm học sinh tự trao đổi thực hiện. Mục đích của phương pháp này là kích thích tư duy độc lập, khả năng tìm tòi sáng tạo của mỗi cá nhân và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Áp dụng phương pháp này với học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho các em nâng cao khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất trong điều kiện hiện tại.

Yêu cầu thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề:

  • Giáo viên đưa ra các vấn đề tổng quát gồm cả kiến thức cũ và kiến thức mới phù hợp với năng lực của trẻ. Đồng thời, thầy cô định hướng giúp trẻ có thể tự tìm ra phương án giải quyết vấn đề phù hợp.
  • Học sinh cần phân tích các chi tiết của vấn đề để kịp thời phát hiện và trình bày vấn đề một cách rõ ràng. Tiếp theo, các em cần tiếp nhận, tìm ra cách giải quyết bằng phương án tốt nhất để đảm bảo sự hợp lý.
  • Giáo viên cần tổng hợp các biện pháp mà các nhóm đã trình bày để đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự đúng đắn của từng giải pháp.
  • Giáo viên cần lựa chọn phương án giải quyết phù hợp nhất. Học sinh cần được giải thích rõ tại sao phương án đó được đánh giá cao. Bên cạnh đó, thầy cô cần đưa ra tính ứng dụng thực tế của phương pháp giải quyết vấn đề đúng nhất nhằm tăng tính thuyết phục và giúp trẻ ghi nhớ bài học tốt hơn.

cac-phuong-phap-day-hoc-o-tieu-hoc-04 Hình ảnh minh họa: Kỹ năng giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học ở tiểu học

Phương pháp thuyết trình

Trong các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học thì thuyết trình là phương pháp mang lại nhiều lợi ích. Đây là phương pháp học tập kéo dài trong suốt hành trình học tập của trẻ, sớm trở nên quen thuộc để rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh cho các bé từ sớm. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình với bậc tiểu học được thực hiện đơn giản hơn so với các cấp học sau để phù hợp với khả năng của các em.

Để thực hiện tốt thuyết trình yêu cầu học sinh phải có cách làm việc nhóm hiệu quả. Trẻ cần tìm ra kiến thức, thông tin quan trọng trong sách vở, liên hệ với thực tiễn để có quá trình thuyết trình đáp ứng yêu cầu của thầy cô đưa ra. Sau khi tìm kiếm tài liệu, học sinh cần tổng hợp theo trật tự logic, có tính thuyết phục để trình bày trước lớp và giáo viên.

Việc thuyết trình đòi hỏi nhiều kỹ năng, rèn luyện cho học sinh sự tự tin để thu hút sự chú ý của người nghe. Thuyết trình cần truyền tải tốt nội dung mà chúng ta đang muốn truyền tải đến mọi người. Giáo viên nên hướng dẫn trẻ kết hợp nội dung và sự nhịp nhàng trong lời nói, quá trình thuyết trình cần có cử chỉ và hành vi phù hợp. Có như vậy, quá trình thuyết trình mới đạt được kết quả mong đợi.

Phương pháp dạy học dự án

Phương pháp dạy học theo dự án phù hợp với chương trình lớp 1 là phương pháp dạy học ở tiểu học đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. Thầy cô chia lớp học thành các nhóm, giao nhiệm vụ học tập và hỗ trợ học sinh tìm ra các giải pháp giải quyết nhiệm vụ đó. Dạy học theo dự án trong cấp tiểu học là tạo môi trường giúp trẻ phát triển kỹ năng, tạo hứng thú để các em cảm thấy việc học thú vị và ý nghĩa.

Các nhiệm vụ đưa ra đảm bảo có sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, hoạt động thực hành và ứng dụng thực tiễn. Từ đó thúc đẩy tinh thần tự chủ, chủ động, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, mở rộng tư duy của học sinh. Phương pháp này khác hoàn toàn với phương pháp giáo dục truyền thống học theo kiểu truyền đạt kiến thức lý thuyết khô khan.

1