Xem thêm

Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

Huy Erick
Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng (có gợi ý đáp án) được biên soạn và sắp xếp theo nội dung chương trình học gồm 06 chương. Xin chia sẻ để...

Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng (có gợi ý đáp án) được biên soạn và sắp xếp theo nội dung chương trình học gồm 06 chương. Xin chia sẻ để bạn tham khảo!

Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

[PDF] Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Mục lục:

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng

  1. Khái quát về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
  2. Khái quát về luật ngân hàng
  3. Quan hệ pháp luật ngân hàng

Chương 2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 3. Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

  1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình tổ chức tín dụng
  2. Thủ tục thành lập, điều kiện hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng.
  3. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát tổ chức tín dụng
  4. Hoạt động của tổ chức tín dụng

Chương 4. Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối (tự nghiên cứu)

  1. Pháp luật về quản lý về tiền tệ
  2. Pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

  1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.
  2. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay
  3. Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng khác

Chương 6. Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
  2. Quy chế pháp lý về tài khoản thanh toán
  3. Pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 1

(Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng)

  1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động ngân hàng hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
  2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam? Nhận xét.
  3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp.
  4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu và nhược điểm.
  5. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1988 là hệ thống ngân hàng mấy cấp? Tại sao mô hình này lại hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này?
  6. Khái niệm hoạt động ngân hàng? Phân tích các đặc điểm của hoạt động ngân hàng?
  7. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình (phải xin phép ngân hàng Nhà nước khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này.
  8. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có kinh doanh tiền tệ hay không?
  9. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
  10. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác là gì? Nhận xét về điểm khác nhau này?
  11. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Sec, Hối phiếu, Trái phiếu, Kỳ phiếu…) có phải là tiền không? => Tiền là phương tiện thanh toán. Giấy tờ có giá là phương tiện thanh toán trong 1 số trường hợp. Hối phiếu, trái phiếu… là phương tiện thanh toán khi trao đổi giữa các ngân hàng với nhau.
  12. Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó? => Rủi ro
  13. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
  14. Tại sao nói “Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều đó?
  15. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
  16. Phân tích vai trò quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam. Cho ví dụ chứng minh.
  17. Tại sao ví hoạt động ngân hàng như “chỗ trũng của nền kinh tế”? => Kiểm soát rủi ro thông qua hoạt động cho vay.
  18. Có nhận xét: “Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh (chị) có bình luận gì về nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
  19. Tại sao các chủ thể của hoạt động ngân hàng phải thống nhất hợp tác, liên kết lại với nhau? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy minh hoạ sự hợp tác, liên kết này. => vấn đề phân tán rủi ro rủi ro, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng (do đối tượng kinh doanh là tiền tệ).
  20. Khái niệm luật ngân hàng? Khái niệm, phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân hàng? Anh (chị) có nhận xét gì về đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng?
  21. Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng là gì? Nhận xét về nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng hiện nay ở Việt Nam?
  22. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật ngân hàng? Nhận xét gì về mức độ “tự do ý chí” của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng so với các quan hệ pháp luật khác?
  23. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thoả mãn điều kiện gì? Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).

Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng chương 2

(Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  1. Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình ngân hàng trung ương là cơ quan ngang bộ của Chính phủ (không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính)?
  2. Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân”. Hãy chứng minh?
  3. Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
  4. Chứng minh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  5. Trình bày cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia có phải là một bộ phận thuộc ngân hàng Nhà nước hay không? Chức năng của cơ quan này?
  6. Có ý kiến cho rằng: Việc quy định thành lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở mỗi tỉnh, thành phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích?
  7. Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay? Có ý kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của ngân hàng Nhà nước trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để ngân hàng Nhà nước có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình?
  8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi nhuận có được xử lí như thế nào?
  9. Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Việc thực hiện chính sách tiền tệ này như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho ví dụ thực tiễn.
  10. Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào? Thực tế việc sử dụng công cụ này hiện nay?
  11. Tại sao nói ‘Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm’. Chứng minh?
  12. Khái niệm lãi suất? Hiện nay ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế như thế nào?
  13. Lãi suất cơ bản là gì? Ý nghĩa của lãi suất cơ bản? Có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác thưc hi
1