Lỗi 200 là gì? Có phải là lỗi thực sự?
Tìm hiểu mã trạng thái HTPP
Đầu tiên, để hiểu về lỗi 200, chúng ta cần tìm hiểu về HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Mã trạng thái HTTP là các mã số đặc biệt được sử dụng để truyền tải thông tin giữa máy chủ và trình duyệt web. Mỗi mã trạng thái có ý nghĩa khác nhau và chỉ dẫn về kết quả của một yêu cầu HTTP cụ thể.
Hình ảnh minh họa - Lỗi 200 là gì?
Các mã trạng thái này được chia thành các loại như:
- Mã 1xx - Thông tin.
- Mã 2xx - Thành công.
- Mã 3xx - Chuyển hướng.
- Mã 4xx - Lỗi từ phía người dùng.
- Mã 5xx - Lỗi từ phía máy chủ.
Mã 200 - Trạng thái thông báo yêu cầu thành công
Lỗi 200 thực sự không phải là một lỗi mà là một mã trạng thái HTTP. Mã trạng thái 200 được sử dụng để chỉ rằng yêu cầu HTTP đã thành công. Khi máy chủ nhận được một yêu cầu từ trình duyệt, nó xử lý yêu cầu đó và trả về mã trạng thái 200 cùng với dữ liệu yêu cầu được yêu cầu. Thông báo này thường xảy ra khi bạn truy cập một trang web thông thường hoặc tải xuống một tệp tin từ máy chủ.
Hình ảnh minh họa - Mã 200 - Trạng thái thông báo yêu cầu thành công
Tìm hiểu các loại thông báo trong mã trạng thái 2xx
201: Created - Đã khởi tạo
Mã trạng thái này được sử dụng khi yêu cầu của bạn đã được chấp nhận và kết quả sẽ dẫn đến tạo ra một tài nguyên mới trên máy chủ.
Ví dụ, nếu bạn gửi một yêu cầu để tạo một bài viết mới trên blog Wordpress, mã trạng thái 201 sẽ được trả về khi bài viết đó đã được tạo thành công.
202: Accepted - Chấp nhận
Mã trạng thái 202 được sử dụng khi yêu cầu của bạn đã được máy chủ chấp nhận để tiến hành xử lý, nhưng quá trình chưa hoàn thành và kết quả cuối cùng của yêu cầu chưa được trả về. Mã trạng thái này thường được sử dụng khi quá trình xử lý yêu cầu mất thời gian hoặc đang trong quá trình xử lý nền.
Hình ảnh minh họa - Mã trạng thái 202 Accepted
203: Non-Authoritative Information - Thông tin chưa được xác định
Mã trạng thái 203 thông báo rằng thông tin được truyền từ máy chủ đến máy con không phải là từ máy chủ xác định. Mã này được sử dụng khi dữ liệu được truyền tải từ một máy chủ trung gian hoặc proxy và máy chủ không có quyền xác thực cho thông tin đó, cảnh báo thông tin không đáng tin cậy hoặc chưa được xác minh.
204: No Content - Không có nội dung
Mã trạng thái 204 được sử dụng khi yêu cầu của bạn đã được máy chủ nhận nhưng không có dữ liệu được gửi trả về. Khi trình duyệt nhận được thông báo này, nó sẽ không thay đổi nội dung hiển thị trên trang web.
Đây thường là trường hợp khi bạn thực hiện một yêu cầu không yêu cầu dữ liệu trả về, chỉ muốn xác nhận rằng yêu cầu đã thành công.
205: Reset Content - Xóa nội dung
Mã trạng thái 205 yêu cầu trình duyệt xóa nội dung của một form đã được sử dụng trước đó. Khi trình duyệt nhận được mã trạng thái này, nó sẽ xóa nội dung của form trên trang web, cho phép bạn nhập thông tin mới vào form đó.
Hình ảnh minh họa - Mã trạng thái 205 Reset content
Mã trạng thái này thường được sử dụng trong các tình huống khi cần làm mới form sau khi đã gửi dữ liệu thành công hoặc để chuẩn bị cho việc nhập thông tin tiếp theo.
206: Partial Content - Nội dung bộ phận
Mã trạng thái 206 cho phép máy chủ gửi lại chỉ một phần của nội dung và trình duyệt sẽ nhận được chỉ phần cần thiết, thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu lớn mà không cần truyền tải toàn bộ tài nguyên, tối ưu được hiệu suất và tiết kiệm băng thông mạng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mã trạng thái HTTP và giải đáp được thắc mắc về mã trạng thái 200 nhé!
Xem thêm:
- Lỗi 302 là gì? Có khác biệt gì giữa lỗi 301 và 303
- Lỗi 408 là gì? Mẹo khắc phục lỗi 408 Request Time-out đơn giản, nhanh chóng