Chào mừng bạn đến với khóa học lập trình PLC trên máy móc thực tế! Trong khóa học này, chúng ta sẽ cùng nhau thử sức với 8 bài tập ứng dụng PLC để giải quyết các yêu cầu khác nhau. Hãy cùng khám phá nhé!
Bài 1: Viết chương trình cho mạch điều khiển tuần tự khởi động bằng tay
Mạch này có các trạng thái sau:
- I0.0 được dùng để dừng hệ thống.
- Khi nhấn I0.1, đèn 1 sẽ sáng và tự duy trì.
- Khi nhấn I0.2, đèn 2 sẽ sáng và tự duy trì.
- Khi nhấn I0.3, đèn 3 sẽ sáng và tự duy trì.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 2: Viết chương trình cho mạch tự động đóng tuần tự
Mạch này chỉ có một nút nhấn I0.0 được dùng để khởi động mạch. Khi nhấn I0.0, Q4.0=1 và sau thời gian 5s, rơle thời gian tác động làm cho ngoã ra Q4.1=1. Sau 8s nữa, rơle thời gian làm cho Q4.0=0, mạch ngừng hoạt động.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 3: Viết chương trình cho mạch khởi động động cơ xoay chiều 3 pha
Mạch này khởi động động cơ bằng cách thêm điện trở phụ mắc nối tiếp với một trong 3 pha của động cơ. Khi nhấn nút khởi động, động cơ khởi động với điện trở phụ. Sau một thời gian chỉ định, động cơ làm việc ở trạng thái gần ổn định, thì điện trở phụ được nối tắc.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 4: Viết chương trình chuyển đổi số thực thành số nguyên 16 bit
Giá trị ngoã ra này có thể chuyển ra ngoài nhờ module Analog. Chương trình được viết trong khối OB1 sử dụng FC106. Các ngoã vào/ra của FC106 tương tự như FC105 nhưng chỉ khác nhau ở hai ngoã IN và OUT. FC106 có ngoã vào IN là dạng số thực cần chuyển đổi, ngoã ra OUT có dạng số nguyên.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 5: Viết chương trình kiểm tra mức nước trong thùng chứa
Thùng chứa tối đa 600 lít, nếu mức nước trong thùng nhiều hơn 600 lít thì chương trình sẽ ngừng hoạt động. Nếu mức nước trong thùng ít hơn 50 lít thì có tín hiệu báo. Chương trình được viết trong OB1 dùng thêm khối FC105 nằm trong thư viện chuẩn của chương trình STEP7. FC105 có các ngoã vào/ra như sau:
- EN: ngoã vào cho phép FC105 hoạt động.
- ENO: ngoã ra có mức logic 1 khi FC105 hoạt động và không có lỗi.
- IN: ngoã vào dạng số nguyên dùng để đọc tín hiệu vào. Có thể đọc trực tiếp từ module Analog hoặc qua giao tiếp dạng số nguyên.
- LO_LIM, HI_LIM: các giới hạn trên và dưới dùng để chuyển đổi đại lượng vật lý được đặt tại các ngoã này.
- OUT: ngoã ra chứa giá trị đọc được từ ngoã vào có dạng số thực.
- BIPOLAR: xác định giá trị âm hoặc giá trị dương được chuyển đổi. BIPOLAR=0 thì chuyển đổi giá trị dương. BIPOLAR=1 thì chuyển đổi giá trị âm.
- RET_VAL: ngoã ra có giá trị 0 nếu lệnh hoạt động không có lỗi.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 6: Viết chương trình cho mạch điều khiển bồn trộn hóa chất
Mạch này có 2 bồn trộn hóa chất, với mỗi bồn được kết nối với một động cơ. Hóa chất được đổ vào do con người thực hiện. Có thể chọn 1 trong 2 bồn làm việc hoặc cả 2 bồn đều làm việc. Nếu trong quá trình trộn có van nào bị hở thì bồn đó ngừng làm việc. Mỗi bồn hoạt động trong thời gian là 5s. Mạch còn có các đèn báo trạng thái của bồn.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 7: Viết chương trình cho mạch điều khiển động cơ 2 tốc độ và 2 chiều quay
Khi nhấn I0.0 hoặc I0.1, động cơ chạy trái hoặc phải với tốc độ thấp. Khi nhấn I0.2 hoặc I0.3, động cơ chạy trái hoặc phải với tốc độ cao.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Bài 8: Viết chương trình điều khiển đèn giao thông
Bài tập ứng dụng PLC với yêu cầu như sau: Chương trình điều khiển đèn giao thông cho một ngã tư với đèn xanh sáng 25 giây, đèn vàng sáng 5 giây, đèn đỏ sáng 30 giây.
Hình ảnh minh hoạ bài tập ứng dụng PLC
Đó là những bài tập ứng dụng PLC mà chúng ta đã thử sức. Để có cơ hội trực tiếp thực hành trên thiết bị thực tế và kiểm chứng chương trình, hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình PLC từ cơ bản tới nâng cao của PLCTECH nhé!
Hãy tìm hiểu thêm về khóa học và được tư vấn một lộ trình chi tiết nhất, phù hợp nhất cho bản thân. Liên hệ ngay với PLCTECH để được hỗ trợ 24/7!