Xem thêm

Hướng dẫn thiết kế website với Dreamweaver: Đơn giản mà hiệu quả

Huy Erick
Bạn đang theo đuổi ngành thiết kế website và muốn tìm hiểu những phần mềm chuyên thiết kế web? Vậy bạn đã nghe đến cụm từ “Dreamweaver” này chưa? Thiết kế web với Dreamweaver không...

Bạn đang theo đuổi ngành thiết kế website và muốn tìm hiểu những phần mềm chuyên thiết kế web? Vậy bạn đã nghe đến cụm từ “Dreamweaver” này chưa? Thiết kế web với Dreamweaver không còn quá xa lạ đối với những người chuyên về lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu ngay thông tin về vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé!

Khái niệm về Dreamweaver

Dreamweaver còn được gọi là Adobe Dreamweaver CC, là một chương trình phần mềm được tạo ra để thiết kế website. Đây là một trình soạn thảo lập trình và web HTML với đầy đủ các tính năng. Giao diện WYSIWYG dùng để tạo và chỉnh sửa các trang web.

Dreamweaver hỗ trợ đa ngôn ngữ đánh dấu, bao gồm: HTML, CSS, XML và JavaScript. Còn đối với ngôn ngữ con người, sẽ có những tiếng như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Ý, tiếng Nga và còn rất nhiều ngôn ngữ khác.

Dreamweaver ban đầu được xuất bản bởi Macromedia vào năm 1997. Nhưng sau đó Adobe đã mua lại Macromedia trong đó có các quyền của Dreamweaver vào năm 2005 và tiếp tục nghiên cứu để phát triển phần mềm.

Đây vừa là trình soạn thảo WYSIWYG vừa là trình soạn thảo mã cho Windows và Mac. Phần mềm có rất nhiều công cụ cần thiết để phát triển một website trên di động cho cả thiết bị IOS lẫn Android. Nó cũng có thể đọc được các mẫu WordPress, Drupal và Joomla.

Phần mềm Dreamweaver sở hữu nhiều tính năng khiến nó trở thành công cụ chỉnh sửa web linh hoạt. Thiết kế web với Dreamweaver có thể tạo ra những trang web từ đơn giản đến phức tạp.

Dreamweaver nằm trong 20 ứng dụng của Adobe Creative Cloud bao gồm: Photoshop CC, Illustrator CC, Adobe XD CC,… Nó chỉ khả dụng khi chúng ta đăng ký gói tháng hoặc gói năm.

Những tính năng nổi bật của Dreamweaver

Nhằm tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và bên cạnh đó cũng là để nâng cao khả năng cạnh tranh của Dreamweaver với các phần mềm thiết kế web khác. Do đó, Adobe thường xuyên cung cấp và cải thiện các tính năng của Dreamweaver.

Những tính năng nổi bật khi chúng ta thiết kế web với Dreamweaver phải kể đến như:

  • Có thể hỗ trợ từ Bootstrap 3 trở lên.
  • Tính năng hỗ trợ màn hình.
  • Tính năng hỗ trợ màn hình HiDPI.
  • Tính năng hỗ trợ cho các màn hình trên thiết bị di động (tablet, mobile).
  • Tính năng có thể xem được trực tiếp.
  • Tính năng hỗ trợ PHP từ 1.7 cho đến phiên bản mới nhất. Đặc biệt, Dreamweaver luôn update các phiên bản của ngôn ngữ PHP trực tuyến cho người dùng.
  • Tính năng cải tiến để hỗ trợ GIT: Giúp người dùng clone và push code trực tiếp tại file lên GIT mà không cần thông qua môi trường command line.
  • Cải thiện tính năng tìm và thay thế. Bao gồm 2 phương thức đó là: Tìm kiếm và thay thế trong file/Tìm kiếm và thay thế trong project.
  • Có sự hỗ trợ của Emmet, tính năng chỉnh sửa các mã được cải thiện.
  • Tính năng thiết kế đáp ứng hay ho.
  • Tính năng trích xuất hàng loạt.
  • Tính năng kiến trúc 64 bit.
  • Tính năng mẫu khởi xướng.
  • Được hướng dẫn trực tiếp.
  • Được hỗ trợ chứng chỉ.
  • Tính năng quản lý web khả dụng.
  • Có thể chèn HTML5 một cách nhanh hơn.
  • Có thể chỉnh sửa phông chữ web Adobe Edge.
  • Trình chỉnh sửa CSS trực quan.
  • Tính năng xem trước trình duyệt thời gian thực.
  • Tính năng hỗ trợ mã hóa thông minh.
  • Tính năng hỗ trợ CMS tích hợp.

Thiết kế web với Dreamweaver

Cách thức hoạt động của Dreamweaver có 3 chế độ:

  • Code: Đây là chế độ chỉ 1 màn hình chứa mã nguồn của web hay dự án.
  • Split: Đây là chế độ chia 2 màn hình. Trong đó 1 màn hình hiển thị giao diện và 1 màn hình hiển thị code. Chúng ta có thể vừa đánh code vừa xem thay đổi của giao diện hoặc debug cho site của mình.
  • Design: Đây là chế độ thiết kế. Nhà sản xuất đã làm ra nó để dành cho newbie hay những người muốn căn chỉnh giao diện được nhanh hơn. Khi bật chế độ này, chúng ta chỉ đơn giản là kéo thả và đặt id cho các phần tử (button, input form).

Với cách chia như vậy, khi thiết kế web với Dreamweaver người dùng dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa nhiều chế độ, hoặc chọn ra chế độ phù hợp nhất với bản thân.

Có nên sử dụng Dreamweaver để thiết kế web không?

Dreamweaver là phần mềm toàn diện về cả thiết kế web lẫn lập trình web . Nó hội tụ đầy đủ các tính năng mà một nhà thiết kế website cần. Nhưng như bất kỳ phần mềm nào khác, Dreamweaver cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy chúng ta có nên thiết kế web với Dreamweaver không?

Nếu bạn là một người mới chập chững bước chân vào nghề thì bạn không nên bỏ qua nó. Vì đây là một phần mềm khá dễ sử dụng và có thể đáp ứng các yêu cầu mà một lập trình viên mong muốn.

Nhưng nếu bạn đã thành thạo và có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này thì cũng không nhất thiết phải thiết kế web với Dreamweaver.

Hướng dẫn thiết kế web với Dreamweaver

Bước 1: Tạo một trang web mới

Để thiết kế web bằng Dreamweaver, đầu tiên ta phải tạo một site mới. Vào phần mềm Dreamweaver, trên thanh menu chọn "Site" và "New Site".

Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại, tại đây bạn cần điền các thông tin cần thiết như Site Name (tên file) và Local Site Folder (nơi bạn muốn lưu file).

Tiếp theo, bạn cần tạo một thư mục hình ảnh, nơi đây sẽ chứa và lưu trữ tất cả các hình ảnh trên web của bạn khi thiết kế web với Dreamweaver. Chọn Local Info (ở dưới phần Advanced Settings) và click vào icon Folder phía bên phải. Sau đó tìm và chọn thư mục lưu trang web mới tạo của bạn, mở nó ra và tạo một thư mục mới đặt tên là “Hình ảnh” rồi chọn thư mục đó làm thư mục mặc định. Nhấn Save.

Bước 2: Tạo file trang chủ (homepage)

Trên thanh menu chọn File và New. Trong Dreamweaver có chứa một số template cho người mới bắt đầu sử dụng bạn có thể chọn một trong số đó. Tuy nhiên, trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự thiết kế website với Dreamweaver.

Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một file HTML mới: click vào HTML và đặt tên file (title) là index.html và Create.

Bước 3: Tạo tiêu đề

Để chèn một phần tử vào, ta cần chọn vị trí của nó. Click vào phần trang trống (phần màu trắng) Dreamweaver sẽ tự động chọn

hoặc bạn cũng có thể trỏ chuột vào giữa thẻ ở phần mã trên màn hình.

Chọn Insert và Header (cuộn xuống sẽ thấy). Hộp thoại Insert Header xuất hiện và tại đây bạn có thể đặt tên Class : site-header và nhấn OK.

Tiếp theo, ta sẽ thêm thẻ H1 vào thẻ

này. Việc này rất quan trọng ảnh hưởng tới SEO cho phép các công cụ tìm kiếm biết được nội dung trang web của bạn là gì. Để làm được điều này, ta tô đậm phần văn bản trong thẻ
chọn Insert và nhấp vào mũi tên nhỏ bên cạnh heading và chọn H1. Sau đó bạn hãy thay đổi nội dung tiêu đề cho phù hợp với trang web của mình.

Bước 4: Tạo tệp CSS

Khi thiết kế web với Dreamweaver ta tạo tệp CSS để thay đổi màu sắc, kiểu chữ, kích thước các phân tử và nhiều thứ khác giúp website trở nên đẹp mắt hơn.

Để tạo tệp CSS, chọn Tool và CSS và Attach Style Sheet. Chọn Browse, đi đến thư mục lưu trang web của bạn, tạo và đặt style.css là tên của nó. Nhấn OK, một tệp css mới sẽ xuất hiện trên màn hình làm việc của bạn. Nhìn vào phần

trong mã code, bạn cũng có thể thấy tệp CSS này đã được liên kết với tệp HTML.

Bước 5: Tạo một CSS Selector cho Page title

Đến thanh điều hướng, chọn DOM và chọn thẻ

Chúng tôi có sẵn một đội ngũ lập trình và thiết kế được đào tạo bài bản nhằm đem lại cho quý khách hàng những trang web ấn tượng và chất lượng nhất. Mong rằng thông tin trên có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc về thiết kế web với Dreamweaver. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế website, hãy liên hệ ngay cho Web Speed Up để được liên hệ và tư vấn.

1