Xem thêm

Post production: Quy trình thực hiện Post production

Huy Erick
Bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trở thành nhà sản xuất phim? Bạn muốn tự tay tạo ra những thước phim với hiệu ứng và âm thanh chất lượng tuyệt đỉnh như Hollywood? Vậy là...

Bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trở thành nhà sản xuất phim? Bạn muốn tự tay tạo ra những thước phim với hiệu ứng và âm thanh chất lượng tuyệt đỉnh như Hollywood? Vậy là bạn đang quan tâm tới Post production rồi đấy. Vậy Post production là gì? Cách thực hiện của Post production như thế nào? Đón đọc ngay bài viết này nhé!

1. Khái niệm Post production là gì?

Post production khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sản xuất hậu kỳ, dùng để ám chỉ toàn bộ công việc được thực hiện sau khi quay/chụp hình (dựng phim, chỉnh audio, tinh chỉnh clip, hiệu ứng...). Ta có thể hiểu thuật ngữ Post production là khái niệm dùng dành riêng cho lĩnh vực sản xuất phim ảnh hoặc chụp hình cũng được.

Hiện nay, công việc Post production đa phần đều sẽ có sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ sản xuất và hậu kỳ như: máy tính chuyên dựng, chỉnh audio, hay các phần mềm dựng phim chuyên nghiệp,... để hỗ trợ chỉnh sửa, hoàn thiện tốt nhất video hay ảnh chụp.

Nhiều người cho rằng phần hậu kỳ không nhất thiết phải quá mất nhiều thời gian hay công sức, đặc biệt là đối với các sản phẩm được chụp hình. Tuy nhiên bất cứ ai làm trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh đều hiểu để có được một sản phẩm hoàn thiện, chuyên nghiệp và đắt giá nhất bắt buộc phải đầu tư công sức và thời gian cho hậu kỳ.

Phần hậu kỳ Post-production có thể được coi như một trong những yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công của video hay không. Hơn nữa quá trình thực hiện video Post production cũng sẽ là phần chỉnh sửa sau cùng sao cho đúng với dụng ý của nhà sản xuất hay đạo diễn, điều này phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của Editor đấy.

2. Vai trò của Post production trong quá trình sản xuất video

Sau khi bận đã biết Post production là gì thì có lẽ phần nào bạn cũng hiểu vai trò của Post production. Trên thực tế vị trí Editor được tách hẳn ra với đạo diễn hay quay phim cũng một phần là do tầm quan trọng của vị trí này đối với sự thành công của cả ekip quay chụp.

Theo đó một Editor sau khi tiếp nhận các "nguyên liệu thô" - tức giai đoạn tiền kỳ quay/chụp sản phẩm sẽ cần thể hiện một cách tốt nhất những kỹ năng dựng phim của mình từ việc tinh chỉnh video, màu, hiệu ứng, âm thanh, sắp xếp video sao cho đúng ý nhà sản xuất nhất.

Ngoài ra không chỉ có Editor là người thực hiện hậu kỳ, còn có rất nhiều vị trí khác như người chuyên chỉnh âm thanh, chuyên về hiệu ứng hoặc áng sáng... tuy nhiên những vị trí này thường các editor sẽ "kiêm nhiệm" luôn vì họ là người chịu trách nhiệm cho sản phẩm cuối cùng.

Lấy ví dụ, các đoạn trailer của những bộ phim bom tấn Hollywood, theo bạn từ đâu mà họ có được những thước phim với hình ảnh, âm thanh đỉnh cao hấp dẫn được gần như đại đa số người xem? Nếu chỉ có những diễn viên và nhà sản xuất không bạn sẽ không thể có được những sản phẩm đã tai đã mắt vậy đâu. Phải đến khi những thước phim đó qua tay các Editor và bộ phận hậu kỳ chuyên nghiệp bạn mới có thể xem được những trailer cực khủng đó.

3. Quy trình thực hiện Post production cơ bản

Chúng ta đã hiểu được khái niệm Post production là gì cũng như vai trò quan trọng của nó. Trong quy trình này chúng ta sẽ đứng ở vai trò là một Editor "đa năng" để thực hiện công việc hậu kỳ nhé. Quy trình thực hiện Post production cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

3.1. Bước 1: Lên danh sách cần chỉnh sửa

Ở bước này các Editor đã phải có "nguyên liệu thô" ban đầu chính là các thước phim hoặc ảnh hoặc audio cần thiết và quan trọng, xác định các yếu tố cần chỉnh sửa theo kịch bản ban đầu hoặc theo dụng ý của nhà sản xuất, sau đó thực hiện chúng theo trình tự sắp xếp.

3.2. Bước 2: Thực hiện chỉnh sửa (chỉnh thô)

Quy trình thực hiện Post production cơ bản

Bước này sẽ là bước mà các editor thể hiện toàn bộ kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm của mình một cách triệt để nhất để có thể tạo ra được một sản phảm hoàn thiện đúng ý nhà sản xuất. Công việc chỉnh sửa đó là edit video từ thô đến tinh, hiệu chỉnh âm thanh trong và tốt hơn, thêm các hiệu ứng cơ bản cho video, hoặc thực hiện công việc key phông, ghép cảnh cơ bản, ... chỉnh sửa video tổng thể một cách hài hòa, chi tiết và hợp lý

3.3. Bước 3: Tiếp tục tinh chỉnh video

Ở bước này editor vẫn tiếp tục thực hiện các công việc như trên nhưng với yêu cầu cao hơn, độ khó và đòi hỏi nhiều thước phim hậu kỳ chất lượng hơn. Cụ thể editor tiếp tục tinh chỉnh các đoạn video trở nên hoàn chỉnh kết hợp với âm thanh được chỉnh với yêu cầu cao hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Đồng thời đây cũng là bước mà các cảnh quay như có key phông sẽ phải chỉnh sửa chi tiết nhất, âm thanh đệm, tiếng lồng, tiếng động, chèn chữ vào video,... để tạo hiệu ứng hình ảnh và âm thanh tốt nhất

3.4. Bước 4: Hoàn thiện

Hoàn thành tất cả các bước trên, về cơ bản là bạn đã có được một sản phẩm hoàn thiện rồi. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại một lượt và xuất file ra đúng yêu cầu chất lượng khỏi phần mềm chỉnh sửa video là được.

Kiểm tra lại trước khi xuất file là hoàn thành quá trình làm hậu kỳ

4. Đặc điểm của Post production

Post production có 2 đặc điểm chính là: yêu cầu nhiều về thời gian và tác dụng trực tiếp đến nội dung thiết kế. Cụ thể đặc điểm của Post production là gì như sau:

4.1. Yêu cầu nhiều thời gian

So với giai đoạn quay thực tế thì giai đoạn sản xuất hậu kỳ thường sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí nó còn có thể mất tới vài tháng mới có thể hoàn thành xong bởi vì nó bao gồm nhiều công đoạn nhỏ như: chỉnh sửa hoàn chỉnh, chỉnh màu, thêm âm thanh, hoà âm, tạo đồ hoạ đặc biệt, hoàn thiện video,...

4.2. Tác động đến nội dung thiết kế

Như đã chia sẻ ở phần trên, quá trình làm Post production sẽ bao gồm rất nhiều công việc như: Chỉnh sửa hình ảnh, chỉnh sửa âm thanh, lồng ghép âm thanh, tạo và ghép hiệu ứng hình ảnh, chỉnh màu sắc, tạo hiệu đồ hoạ đặc biệt,... Do Post production phải làm rất nhiều việc để hoàn thiện video nên nó sẽ tác động trực tiếp đến nội dung thiết kế.

Có thể nói, Post production là giai đoạn vô cùng quan trọng và phức tạp, nó đòi hỏi người thực hiện cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.

Post production tác dụng trực tiếp đến nội dung của bản thiết kế

5. Tiêu chí cơ bản của Post Production

Post Production có 2 tiêu chuẩn chính đó là: tiêu chuẩn về hình ảnh của video và tiêu chuẩn về âm thanh. Cụ thể 2 tiêu chuẩn này của Post Production như sau:

5.1. Tiêu chuẩn về hình ảnh của video

Để đánh giá một video có thật sự chất lượng hay không, các nhà sản xuất và đạo diễn thường quan tâm đến yếu tố hình ảnh. Để có thể tạo ra những hình đẹp mắt, sắc nét nhất, họ thường sử dụng hàng loại các thao tác và công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp để định dạng lại hình ảnh thô.

Những giai đoạn về sau phụ thuộc vào đạo diễn hoặc yêu cầu từ phía khách hàng. Nếu như đó đơn giản chỉ là hình ảnh để dựng phim thì các nhà sản xuất sẽ tiền hành sưu tập và cắt ghét những hình ảnh khác nhau rồi tích hợp chúng lại thành một hình ảnh nền mang tính tổng quát.

Hi vọng với những thông tin về Post production là gì này bạn đã hiểu hơn về công việc hậu kỳ của các ekip làm phim cũng như định hướng công việc tương lai của mình một cách rõ ràng hơn.

5.2. Tiêu chuẩn về âm thanh

Âm thanh là một phần quan trọng khi làm video. Vì thế, những âm thanh được lựa chọn phải có chất lượng tốt, phù hợp để chèn vào video hoặc nhạc nền. Quan trọng hơn hết là những âm thanh sử dụng không được vi phạm bản quyền bởi nếu vi phạm, video của bạn có thể bị xóa sổ ngay lập tức. Ngoài ra, mức độ âm thanh được chèn vào video cũng cần phải đủ âm lượng, hài hòa để tránh lấn át lời thoại của diễn viên trong video.

Để làm được những dự án video chất lượng cần đảm bảo tiêu chí về âm thanh

6. Các phần mềm thường được dùng trong Post Production Photography

Để hoàn thiện một cách tốt và hiệu quả nhất quá trình Post production sẽ cần phải có sự hỗ trợ của phần mềm. Tiêu biểu các phần mềm thường được dùng trong Post Production Photography (xử lý hậu kỳ nhiếp ảnh) là:

6.1. Adobe Lightroom

Adobe Lightroom là một phần mềm xử lý hậu kỳ trong nhiếp ảnh, được phát triển bởi hãng Adobe Systems. Hiện tại, Lightroom đang là công cụ phổ biến và mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và người yêu nhiếp ảnh để chỉnh sửa và cải thiện hình ảnh.

Trong Post Production Photography, phần mềm Adobe Lightroom hỗ trợ quản lý file, chỉnh màu và sửa một số điểm không đẹp mắt. Với giao diện trực quan, dễ sử dụng, phần mềm có thể giúp bạn nhanh chóng hoàn thành được dự án của mình

6.2. Adobe Photoshop

Bên cạnh Adobe Lightroom thì Adobe Photoshop cũng là phần mềm hỗ trợ xử lý hậu kỳ nhiếp ảnh mạnh mẽ. Hiện nay, Photoshop đang là một phần mềm biên tập hình ảnh rất phổ biến, nó cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa, lớp trên nhau và cải thiện hình ảnh.

Trong công đoạn xử lý hậu kỳ nhiếp ảnh, nó được sử dụng để thực hiện những chỉnh sửa phức tạp và tùy chỉnh chi tiết trên các bức ảnh. Phần mềm hỗ trợ can thiệp vào hình ảnh sâu hơn, đồng thời giúp tách nền chủ thể

6.3. Adobe Illustrator

Giống như Photoshop, Adobe Illustrator là một phần mềm thiết kế đồ hoạ đang rất được ưa chuộng hiện nay. Phần mềm sử dụng với mục đích chính là vẽ minh hoạ, hỗ trợ tạo nhân vật và phối cảnh phim hoạt hình nhờ công nghệ AI. AI sử dụng thuật toán vectơ để tạo ra các đối tượng khác nhau. Từ đó, sản phẩm của bạn có thể được lưu trữ và in ở mọi kích thước mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng.

Trong Post Production Photography, phần mềm Adobe Illustrator hỗ trợ lồng ghép chủ thể vào các layout khác nhau và thêm text hợp lý.

7. Tương lai nghề nghiệp của Post Production

Hiện nay, Internet phát triển bùng nổ trên phạm vi toàn cầu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội thì Post Production được đánh giá là một trong ngành lý tưởng thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ. Nếu bạn có đam mê về nghệ thuật, có kiến thức sâu rộng thì có thể làm các công việc ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp như:

7.1. Làm việc tại các công ty truyền thông - PR

Nghề nghiệp điển hình nhất mà bạn có thể lựa chọn khi theo học Post Production đó là làm PR, thiết kế, dựng TVC quảng cáo, quay sự kiện cho các công ty chuyên về lĩnh vực truyền thông. Hiện nay, rất nhiều công ty đang tìm kiếm nhân tài cho vị trí này và mức lương họ trả cũng tương đối hậu hĩnh.

7.2. Làm việc tại đài truyền hình

Ngoài làm việc tại các công ty truyền thông, bạn cũng có thể làm việc tại đài truyền hình. Một số các công việc tại đài truyền hình liên quan đến Post Production mà bạn có thể lựa chọn đó là: xử lý âm thanh, thiết kế truyền hình hoặc kỹ xảo ở hậu trường quay.

7.3. Làm việc dựng và chỉnh sửa video

Làm công việc dựng và chỉnh sửa video là nghề nghiệp lý tưởng dành cho những bạn có đam mê về nghệ thuật. Nếu bạn theo ngành Post Production cơ hội để bạn xin được vào những công ty với vị trí dựng video, hoàn thiện video thành sản phẩm để quảng cáo là rất cao.

7.4. Làm tại các công ty sản xuất phim, video

Như ở phần đầu đã chia sẻ, Post production là giai đoạn sản xuất hậu kỳ, ráp nối để hoàn thiện các cảnh quay, đoạn phim rời rạc thành một video hoàn chỉnh để công chiếu. Vì vậy, khi theo học Post production bạn có thể xin vào vị trí dựng và chỉnh sửa video cho các công ty sản xuất phim, sản xuất game.

7.5. Làm việc tại xưởng phim

Làm việc tại xưởng phim khi theo học Post Production trong ngành nhiếp ảnh và làm phim là một trải nghiệm hết sức thú vị và bổ ích. Khi bạn theo học post production, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và tham gia vào quy trình tạo ra các tác phẩm nghệ thuật hoặc sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

Làm việc tại xưởng phim có thể đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức của bạn. Tuy nhiên đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để phát triển kỹ năng và trải nghiệm công việc thực tế trong lĩnh vực nhiếp ảnh và làm phim.

7.6. Làm việc tại các công ty chuyên thiết kế trò chơi

Trong các trò chơi, hình ảnh và video là một phần quan trọng để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho người chơi. Kỹ năng chỉnh sửa hậu kỳ giúp bạn cải thiện chất lượng hình ảnh và video, tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và tăng tính tương tác trong trò chơi. Vì vậy nếu như theo học Post Production bạn có thể xin được dễ dàng vào các công ty chuyên thiết kế trò chơi.

7.7. Làm việc tại các công ty chuyên thiết kế phần mềm website

Trong công ty thiết kế phần mềm và website, việc xử lý hình ảnh và video là một phần vô cùng quan trọng để tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn và trải nghiệm tương tác tốt. Kỹ năng Post Production giúp bạn chỉnh sửa và cải thiện hình ảnh và video, đảm bảo chúng tương thích với các nền tảng và thiết bị khác nhau. Vì vậy, cơ hội nếu bạn theo học Post Production để vào các công ty chuyên về thiết kế website là rất cao.

7.8. Làm nghệ sĩ tự do

Theo học Post Production trong ngành nhiếp ảnh và làm phim cung cấp cho bạn rất nhiều những kỹ năng và hiểu biết sâu sắc về chỉnh sửa hình ảnh và video. Vì vậy bạn có thể làm được rất nhiều nghề khác nhau. Nếu tất cả những nghề nghiệp trên đều không phải là nghề bạn thích hoặc bạn không thích bị bó buộc thời gian, công sức cho một công ty nào hết thì bạn có thể làm nghệ sĩ tự do.

Là nghệ sĩ tự do, bạn sẽ có quyền lựa chọn dự án làm việc sao cho phù hợp với đam mê và tài năng của mình. Từ đó định hình sự nghiệp và phát triển theo hướng mà bạn mong muốn. Ngoài ra, khi làm nghệ sĩ tự do thì bạn cũng sẽ được tự chủ động và linh hoạt về thời gian. Thêm nữa bạn còn được tự quyết định về mức giá và chiến lược kinh doanh của mình. Nếu làm việc chăm chỉ bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ lĩnh vực này.

8. Kết luận

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến Post production là gì? Quy trình thực hiện Post production. Mong rằng với những thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn về công việc này cũng như định hướng được cho mình công việc sau này nếu như theo học xử lý hậu kỳ. Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp làm phim chuyên nghiệp bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm làm việc hậu kỳ trực tiếp với nghề, hãy tham gia những khóa học làm phim và chỉnh sửa hậu kỳ của Unica ngay tại nhà để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

1