Xem thêm

Tin Học PyThon 11 - Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Huy Erick
Trong bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục thực hành với cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình Python. Cấu trúc rẽ nhánh cho phép chương trình thực hiện các hành động khác nhau...

Trong bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục thực hành với cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình Python. Cấu trúc rẽ nhánh cho phép chương trình thực hiện các hành động khác nhau dựa trên một điều kiện hoặc một tập hợp các điều kiện.

Danh sách bài học

  • Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và ngôn ngữ lập trình
  • Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình
  • Bài 3: Cấu trúc chương trình
  • Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn
  • Bài 5: Khai Báo Biến
  • Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán
  • Bài 7: Các Thủ Tục Chuẩn Vào Ra Đơn Giản
  • Bài 8: Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện Và Hiệu Chỉnh Chương Trình
  • Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh
  • Bài 10: Cấu Trúc Lặp
  • Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh
  • Bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp
  • Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 1)
  • Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 2)
  • Bài 15: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 3)
  • Bài 16: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi
  • Bài 17: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 2)
  • Bài 18: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 3)
  • Bài 19: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Danh Sách
  • Bài 20: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Kiểu Chuỗi
  • Bài 21: Thao Tác Với Tệp

Bài thực hành 1: Kiểm tra cạnh tam giác

Đầu tiên, chúng ta sẽ viết một chương trình cho phép nhập vào ba số nguyên và kiểm tra xem chúng có thể là cạnh của một tam giác hay không.

Hướng dẫn: Điều kiện để 3 cạnh a, b, c tạo thành tam giác là: Tổng hai cạnh bất kỳ luôn lớn hơn cạnh còn lại: a + b > cb + c > aa + c > b

Các bước thực hiện:

  1. Nhập 3 số nguyên bất kỳ.
  2. Kiểm tra theo điều kiện sau: Nếu a + b > cb + c > aa + c > b thì hiển thị thông báo: "Đây là hình tam giác". Ngược lại, hiển thị: "Đây không phải là hình tam giác".
  3. Chạy chương trình.

Chương trình:

a = int(input("a = ")) b = int(input("b = ")) c = int(input("c = "))  if(a + b > c and b + c > a and a + c > b):     print("Đây là hình tam giác") else:     print("Đây không phải là hình tam giác")

Kết quả:

a = 3 b = 4 c = 5 Đây là hình tam giác

chương trình kiểm tra tam giác

Bài thực hành 2: Kiểm tra loại tam giác

Tiếp theo, chúng ta sẽ viết một chương trình cho phép nhập vào ba số nguyên và xác định loại tam giác mà chúng tạo thành.

Hướng dẫn: Trước khi xác định loại tam giác, chúng ta cần kiểm tra xem ba cạnh đó có tạo thành một tam giác hay không. Sau đó, chúng ta sẽ kiểm tra tiếp loại tam giác:

  • Tam giác vuông thỏa mãn điều kiện: Bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại: a^2 + b^2 = c^2 hoặc b^2 + c^2 = a^2 hoặc a^2 + c^2 = b^2.
  • Tam giác đều thỏa mãn điều kiện: Cả ba cạnh bằng nhau: a = b = c.
  • Tam giác cân thỏa mãn điều kiện: Hai cạnh bằng nhau: a = b hoặc a = c hoặc b = c.

Chương trình:

a = int(input("a = ")) b = int(input("b = ")) c = int(input("c = "))  if(a + b > c and b + c > a and a + c > b):     if(a*a + b*b == c*c):         print("Đây là tam giác vuông")     elif(a == b == c):         print("Đây là tam giác đều")     elif(a == b or b == c or c == a):         print("Đây là tam giác cân")     else:         print("Đây là tam giác thường") else:     print("Đây không phải là hình tam giác")

Kết quả:

a = 3 b = 4 c = 5 Đây là tam giác vuông

chương trình kiểm tra loại tam giác

Bài thực hành 3: Kiểm tra tính chẵn lẻ

Tiếp theo, chúng ta sẽ viết một chương trình cho phép nhập vào một số nguyên và xác định xem số đó là chẵn hay lẻ.

Hướng dẫn: Để kiểm tra tính chẵn lẻ từ số đã nhập, chúng ta cần có điều kiện: Số chẵn là số chia hết cho 2, ngược lại, là số lẻ không chia hết cho 2.

Cách thực hiện:

  1. Nhập số nguyên cần kiểm tra.
  2. Kiểm tra số nguyên đó: Nếu chia hết cho 2 thì hiển thị: "Đây là số chẵn". Ngược lại, hiển thị: "Đây là số lẻ".
  3. Chạy chương trình.

Chương trình:

a = int(input("Nhập số nguyên cần kiểm tra: "))  if(a % 2 == 0):     print("Đây là số chẵn") else:     print("Đây là số lẻ")

Kết quả:

Nhập số nguyên cần kiểm tra: 4 Đây là số chẵn

chương trình kiểm tra tính chẵn lẻ

Bài thực hành 4: Kiểm tra số ngày trong tháng

Bài thực hành này sẽ giúp bạn viết một chương trình để nhập vào một số tháng trong năm và xác định số ngày trong tháng đó.

Hướng dẫn:

  • Các tháng có 31 ngày gồm: Tháng 1, Tháng 3, Tháng 5, Tháng 7, Tháng 8, Tháng 10, Tháng 12.
  • Các tháng có 30 ngày gồm: Tháng 4, Tháng 6, Tháng 9, Tháng 11.
  • Riêng Tháng 2, đối với năm nhuận có 29 ngày, năm không nhuận có 28 ngày.

Các bước thực hiện:

  1. Nhập số tháng.
  2. Đặt điều kiện: Nếu tháng = 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12, thì hiển thị: "Tháng này có 31 ngày". Nếu tháng = 4, 6, 9, 11, thì hiển thị: "Tháng này có 30 ngày". Nếu tháng = 2, thì hiển thị: "Tháng này có 28 hoặc 29 ngày". Trường hợp không trùng tháng nào như trên, hiển thị: "Không đúng số tháng trong năm".
  3. Chạy chương trình.

Chương trình:

thang = int(input("Nhập số tháng: "))  if(thang == 1 or thang == 3 or thang == 5 or thang == 7 or thang == 8 or thang == 10 or thang == 12):     print("Tháng này có 31 ngày") elif(thang == 4 or thang == 6 or thang == 9):     print("Tháng này có 30 ngày") elif(thang == 2):     print("Tháng này có 28 hoặc 29 ngày") else:     print("Không đúng số tháng trong năm")

Kết quả:

Nhập số tháng: 10 Tháng này có 31 ngày

chương trình kiểm tra số ngày từ tháng

Bài thực hành 5: Tìm số lớn nhất

Trong bài thực hành này, chúng ta sẽ viết một chương trình cho phép nhập vào ba số nguyên và tìm ra số lớn nhất trong ba số đó.

Hướng dẫn: Điều kiện để tìm ra số lớn nhất là: Số đó phải lớn hơn hai số còn lại.

Các bước thực hiện:

  1. Gán giá trị lớn nhất max = 0.
  2. Đặt điều kiện: Nếu max < a thì gán giá trị a vào max: max = a, ngược lại, nếu không, max vẫn bằng 0.
  3. Lúc này, nếu max = a, tiếp tục đặt điều kiện: Nếu max < b thì gán giá trị b vào max: max = b, ngược lại, max vẫn bằng a.
  4. Lúc này, nếu max = b, tiếp tục đặt điều kiện: Nếu max < c thì gán giá trị c vào max: max = c.
  5. Kết thúc chương trình.

Chương trình:

a = int(input("Nhập vào số thứ nhất: ")) b = int(input("Nhập vào số thứ hai: ")) c = int(input("Nhập vào số thứ ba: ")) max = 0  if(max < a):     max = a if(max < b):     max = b if(max < c):     max = c  print("Số lớn nhất trong ba số là:", max)

Kết quả:

Nhập vào số thứ nhất: 3 Nhập vào số thứ hai: 9 Nhập vào số thứ ba: 2 Số lớn nhất trong ba số là: 9

chương trình kiểm tra số lớn nhất

Bài thực hành 6: Kiểm tra năm nhuận

Cuối cùng, chúng ta sẽ viết một chương trình cho phép nhập vào một số năm và kiểm tra xem năm đó là năm nhuận hay không.

Hướng dẫn: Điều kiện để kiểm tra năm nhuận là: Năm đó phải chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 và không chia hết cho 100.

Các bước thực hiện:

  1. Nhập số năm.
  2. Kiểm tra điều kiện: Nếu năm % 400 == 0 hoặc năm % 4 == 0năm % 100 != 0, thì hiển thị: "Đây là năm nhuận". Ngược lại, hiển thị: "Đây là năm không nhuận".
  3. Chạy chương trình.

Chương trình:

nam = int(input("Nhập số năm: "))  if(nam % 400 == 0 or (nam % 4 == 0 and nam % 100 != 0)):     print("Đây là năm nhuận") else:     print("Đây là năm không nhuận")

Kết quả:

Nhập số năm: 2022 Đây là năm không nhuận

chương trình kiểm tra năm nhuận

Vậy là chúng ta đã hoàn thành bài 11, tiếp theo là bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp.

1