Xem thêm

Mô Hình Kinh Doanh Canvas – Chìa Khóa Thành Công Cho Các Nhà Khởi Nghiệp

Huy Erick
Các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty khởi nghiệp khi bắt đầu công việc kinh doanh sẽ cần một mô hình hiệu quả để lên kế hoạch và định hướng phát triển lâu...

Các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty khởi nghiệp, khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cần một mô hình hiệu quả để lập kế hoạch và định hướng phát triển lâu dài. Mô hình kinh doanh Canvas là công cụ sáng tạo với nhiều ưu điểm vượt trội giúp doanh nghiệp tư duy và xác định hướng đi phát triển kinh doanh. Vậy mô hình này là gì? Tại sao nó lại là đòn bẩy thành công cho các nhà khởi nghiệp?

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về công cụ hỗ trợ này trong bài viết sau.

Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì?

Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) là một khung chiến lược đồ họa được nghiên cứu và phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Mục tiêu của hai nhà sáng lập là xây dựng một công cụ giúp doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp xác định và phân tích các tiêu chí tiềm năng trong kinh doanh, nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa và tài chính ổn định.

Mô hình Canvas có thể được trình bày trên một trang giấy nhờ tính đơn giản, trực quan và dễ hiểu của nó. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và quy mô trên thị trường đã chọn mô hình này thay vì tạo ra những bản kế hoạch kinh doanh phức tạp dài hàng chục trang.

Đối với các công ty khởi nghiệp hoặc các nhà kinh doanh đang nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp, mô hình Canvas rất hữu ích trong việc xác định và đánh giá các thông tin giả định. Nhờ đó, họ có thể vạch ra lộ trình và hệ thống chiến lược chính xác cho những kế hoạch sắp tới.

Không chỉ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Google, Apple, P&G đã thành công áp dụng mô hình này, mà các “ông lớn” tại Việt Nam như Tiki hay Vinamilk cũng đã tận dụng mô hình kinh doanh Canvas để đạt hiệu quả tích cực.

Mục đích cuối cùng của mô hình Canvas là giúp người kinh doanh lĩnh hội các yếu tố khác nhau - cụ thể là 9 trụ cột được cho là quyết định sự thành công của doanh nghiệp - từ đó tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Tại Sao Nên Sử Dụng Mô Hình Kinh Doanh Canvas?

Mô hình Canvas có cấu trúc gồm hai phần chính: yếu tố bên trong (các thông tin xoay quanh nội bộ của công ty) và yếu tố bên ngoài (tập trung vào khách hàng). Khi kết hợp hai yếu tố này, mô hình tạo ra giá trị chung giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp củng cố chiến lược và áp dụng thay đổi phù hợp với nhu cầu của cả hai bên. Ngoài ra, mô hình Canvas còn có những lợi ích nổi bật sau đây:

1. Tư Duy Trực Quan Và Tập Trung Vào Mục Tiêu Chính

Mô hình Canvas cho phép các nhà điều hành loại bỏ dần cách làm truyền thống - tạo ra những bản kế hoạch rườm rà và khó triển khai. Khi được thiết lập, mô hình chỉ cung cấp những nội dung quan trọng và cần thiết giúp người ra quyết định tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chủ thể doanh nghiệp bao gồm sản phẩm và khách hàng. Hơn thế nữa, với một mô hình doanh được trình bày đơn giản và dễ nhìn dưới dạng sơ đồ tổng quát, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận và thực hiện hóa các ý tưởng kinh doanh.

2. Đơn Giản, Nhanh Chóng Và Gọn Gàng

Việc thiết kế mô hình kinh doanh Canvas vô cùng đơn giản và gọn nhẹ. Chỉ cần một trang giấy (tốt nhất là giấy A3), một trang slide trên máy tính hoặc 1 tấm bảng, bạn có thể nhanh chóng có được một sơ đồ gồm 9 ô tương ứng với 9 tiêu chí cơ bản của mô hình kinh doanh.

3. Thuận Tiện Và Linh Hoạt Trong Quá Trình Lưu Hành, Chia Sẻ

Việc trình bày các ý tưởng gói gọn trong một sơ đồ khiến cho việc chia sẻ mô hình đến với các bộ phận, phòng ban trong công ty hay giữa các đối tác và các nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc điều chỉnh mô hình Canvas cũng không tốn nhiều công sức. Bất cứ ai cũng có thể chỉnh sửa và đưa ra ý tưởng của mình trong quá trình triển khai và thử nghiệm các kế hoạch. Các thành viên tham gia đều có thể dán giấy ghi chú lên các ô chứa từ khóa đó, giúp họ theo dõi những ảnh hưởng của các từ khóa đối với định hướng kinh doanh một cách dễ dàng.

4. Minh Bạch Và Rõ Ràng

Có thể xem Business Model Canvas là một công cụ di động, có thể chia sẻ thông tin mọi lúc, mọi nơi. Sự phổ biến của mô hình còn là yếu tố khiến cho thông tin được chia sẻ chính xác và trung thực hơn khi mà các thành viên đều có thể trực tiếp thảo luận, lên ý tưởng, và thẳng thắn chia sẻ về quan điểm của bản thân. Nhờ đó, mô hình kinh doanh Canvas thể hiện tính minh bạch và sự rõ ràng trong hướng đi thông qua góc nhìn toàn cảnh được tổng hợp từ các ý tưởng riêng lẻ.

5. Chỉ Ra Các Yếu Tố Quan Trọng Trong Kinh Doanh

Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp hiểu được sự liên kết khắng khít và chặt chẽ giữa 9 danh mục trong sơ đồ. Từ đó, mô hình có thể đưa ra những giải pháp có ích nhằm nâng cao năng suất, cải thiện sản phẩm và mở rộng thêm nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty. Thông qua mô hình này, từng yếu tố trụ cột sẽ được mổ xẻ và phân tích một cách kỹ lưỡng. Việc nắm bắt thông tin và có cái nhìn quan về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp hỗ trợ rất nhiều cho sự đổi mới và gia tăng giá trị.

Ứng Dụng Của Mô Hình Kinh Doanh Canvas

Có thể nói, mô hình Canvas rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong khâu bán hàng. Vì mục đích cuối cùng của kinh doanh là thu được lợi nhuận từ giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất. Để thực hiện điều đó, bộ phận kinh doanh - hay còn gọi là bộ phận sales (bán hàng) phải biết cách bán hàng thành công. Vậy làm thế nào để ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> mô hình này vào các hoạt động bán hàng của công ty?

Đầu tiên, phải xác định phân khúc khách hàng cụ thể theo các tiêu chí như sở thích, thói quen, giới tính và tuổi tác. Để có được phân khúc khách hàng đúng với doanh nghiệp, cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng, dự đoán xu hướng thị hiếu của thị trường và áp dụng các chiến lược marketing phù hợp.

Tiếp theo, cần xác định đề xuất giá trị để tạo ra sự khác biệt và Thu hút khách hàng . Quan tâm đến các kênh truyền thông và phân phối cũng là yếu tố quan trọng vì chúng giúp tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả.

Một điểm quan trọng nữa là xây dựng mối quan hệ tốt và chăm sóc khách hàng. Cần phân biệt rõ hai loại Khách hàng chính trong một mối quan hệ với khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp / đối tác (B2B) và khách hàng tiêu dùng (B2C). Tạo ra các cách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng phù hợp với từng loại khách hàng.

Dòng doanh thu là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Cần xác định các nguồn tạo ra doanh thu và đảm bảo rằng tất cả đều hợp pháp. Hơn nữa, cần xác định mức giá hợp lý cho từng đầu mục.

Cơ cấu chi phí là yếu tố cần quan tâm để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Cần xác định các loại chi phí cố định và biến động để quản lý tài chính hiệu quả.

Mối quan hệ với đối tác là yếu tố đảm bảo sự phát triển và liên kết với các công ty, tổ chức khác. Cần xác định danh sách đối tác chính và xây dựng quan hệ tương tác có lợi.

Cuối cùng, cần xem xét cơ cấu chi phí để hiểu rõ về các nguồn tài nguyên chủ đạo và định giá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví Dụ Thực Tế Về Ứng Dụng Mô Hình Canvas Thành Công

Rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng thành công Business Model Canvas, trong đó có Apple, Zoom, Starbucks và nhiều công ty khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ về mô hình Canvas của công ty Facebook - Meta Platform.

Meta là công ty cung cấp nền tảng mạng xã hội trên Facebook và Instagram, giúp việc giao tiếp, chia sẻ thông tin và kết nối trở nên dễ dàng hơn. Hoạt động chính của công ty là phát triển nền tảng và là trung tâm quản lý vận hành và dữ liệu thông qua các kênh phân phối như fanpage quảng cáo, website, ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> trên điện thoại và các công cụ khác.

Nguồn thu lợi nhuận của hai ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> này đến từ các lượt tải xuống và quảng cáo chạy trên nền tảng này. Meta cũng có các đối tác cung cấp nội dung giải trí và thông tin như tin tức, âm nhạc và chương trình TV.

Có thể thấy, Meta không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm phục vụ người dùng Internet, mà còn nhắm đến các nhà phát triển ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> các nhà tiếp thị và quảng cáo. Mối quan hệ khách hàng của Facebook chính là mạng chéo và mạng đồng cấp.

Meta cũng phải chi trả cho các hoạt động quản lý và điều hành, nghiên cứu và phát triển, cùng với chi phí trung tâm dữ liệu.


Thông qua mô hình kinh doanh Canvas, các doanh nghiệp có thể tổ chức và xác định rõ hơn các yếu tố quan trọng trong kinh doanh, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc áp dụng mô hình này sẽ giúp các nhà khởi nghiệp và các doanh nghiệp hiện có tăng cường khả năng tư duy, xây dựng kế hoạch và phát triển bền vững trên thị trường.

1