kỹ sư lập trình nhúng là gì? (Nguồn Ảnh: Internet)
1. Tổng quan về lập trình nhúng
Lập trình nhúng là một lĩnh vực tiềm năng có những đặc điểm riêng biệt.
1.1 Lập trình nhúng là gì?
Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một hệ thống có khả năng xử lý thông tin tốt trong các hệ thống lớn và phức tạp; được nhúng trong một hệ thống mẹ hoặc một môi trường riêng biệt. Chương trình bao gồm phần cứng và phần mềm với nhiệm vụ giải quyết các bài toán về tự động hóa, truyền tin,… với những chức năng chuyên biệt.
1.2 Đặc điểm của lập trình nhúng
Hệ thống lập trình nhúng hoạt động ổn định và có tính năng tự động hóa cao:
- Hệ thống nhúng hướng tới thực hiện các nhiệm vụ chuyên dụng thay vì dùng cho mục đích phổ biến, hoạt động đa chức năng
- Hệ thống lập trình nhúng có thể tự hành và kết hợp các thiết kế có liên quan thành một hệ thống với phạm vi lớn hơn để thực hiện tất cả các chức năng chuyên biệt.
- Hệ thống nhúng giới hạn về tài nguyên
- Hệ thống lập trình nhúng không phải là một khối riêng biệt, mà là một tập hợp các yếu tố phần cứng và phần mềm.
- Hệ thống lập trình nhúng yêu cầu giới hạn hiệu suất thời gian thực nhằm đảm bảo an toàn và khả năng ứng dụng.
- Hệ thống lập trình nhúng thường được sản xuất với số lượng lớn nhằm tối ưu hóa, giảm thiểu kích thước và chi phí sản xuất.
1.3 Các thành phần cơ bản của lập trình nhúng
Hệ thống lập trình nhúng bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- RAM: dùng để lưu các chương trình thực thi và biến tạm
- ROM: dùng để chứa các chương trình, các dữ liệu, data đã được sửa chữa
- MCU: dùng để hỗ trợ xử lý tính toán trung tâm
2. Ứng dụng của lập trình nhúng
Lập trình nhúng phát triển ngày càng mạnh mẽ và được ứng dụng trong hầu hết các mặt của cuộc sống như:
- Ngành điện tử, máy tính, viễn thông ngân hàng là ngành ứng dụng rộng rãi nhất của lập trình nhúng.
- Ứng dụng vào các thiết bị trong lĩnh vực y tế như: máy thẩm thấu, máy điều hòa nhịp tim,…
- Ứng dụng vào các loại thiết bị văn phòng như: máy photocopy, máy in, máy scan, máy fax,..
- Ứng dụng vào các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, lò nướng, máy vi sóng,…
- Ứng dụng vào các loại máy trả lời tự động, các dây chuyền sản xuất công nghiệp tự động, robot,…
- Ứng dụng vào các hệ thống dẫn trục đường không lưu, hệ thống định vị GPS, vệ tinh,…
Với tốc độ phát triển vượt trội, lập trình nhúng đặc biệt là lập trình nhúng IoT được dự đoán sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hơn $3000 tỷ trong năm 2026 (theo tạp chí Business Insider)
3. Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng cần học gì?
Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng được chia thành những vị trí khác nhau tương ứng với từng nhiệm vụ cụ thể. Nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư lập trình viên hệ nhúng, bạn cần tìm hiểu và xác định mình sẽ đi theo con đường nào trong 2 lựa chọn dưới đây:
3.1 Embedded software (lập trình nhúng phần mềm)
Nhiệm vụ của một kỹ sư lập trình nhúng phần mềm là thực hiện việc phát triển phần mềm cho các sản phẩm nhúng như phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, driver, firmware,..
Bên cạnh đó, họ cần thực hiện các công việc chính như: test code, viết code, viết document, requirement cho các sản phẩm,…đồng thời bổ sung kiến thức về:
- lập trình ứng dụng C++, Java, device driver, web, android
- Script: Perl, Python, Shell script.
- Cấu trúc dữ liệu và cách xây dựng môi trường Makefile & Cmake.
Khi lựa chọn theo đuổi mảng lập trình nhúng phần mềm, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với một ngành nghề tiềm năng:
- Đây là một lĩnh vực phát triển nhanh với nhiều cơ hội giá trị đang chờ đón
- Lĩnh vực này có khả năng hiện thực hóa mọi ý tưởng khả thi trong thế giới thực
- Nhu cầu về nguồn nhân lực đối với Embedded Software tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao.
3.2 Embedded hardware (lập trình nhúng phần cứng)
Nhiệm vụ của một kỹ sư lập trình nhúng phần cứng là thiết kế board mạch (test board mạch, thiết kế PCB). Yêu cầu quan trọng nhất để trở thành một Embedded Hardware đó chính là kiến thức và kỹ năng về điện tử cũng như các phần cứng.
Các kiến thức sau sẽ giúp bạn trở thành một lập trình nhúng phần cứng thành thạo:
- Học cách thiết kế PCB: Allegro hay Altium
- Học cách test board
- Học cách đánh giá để lựa chọn linh kiện cho dự án
- Học cách sử dụng các loại máy đo
- Học cách hàn mạch, sửa mạch…
4. Lộ trình trở thành kỹ sư lập trình viên hệ nhúng tại FUNiX
Tiềm năng phát triển của ngành lập trình nhúng là không thể chối cãi, đặc biệt là lập trình nhúng IoT (Internet of Things). Trong thế giới mà Internet "xâm chiếm" mọi lĩnh vực như hiện nay, IoT hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu không ngừng về tự động hoá trong đời sống nhân loại.
Nhận thức được những cơ hội rộng mở đang chờ đón, nhiều người đã tin tưởng và lựa chọn theo học khóa đào tạo lập trình nhúng IoT tại FUNiX vì những ưu điểm sau:
4.1 Lộ trình học rõ ràng
FUNiX thiết kế khóa học đào tạo kỹ sư lập trình viên hệ nhúng IoT bao gồm 5 môn học, từ cơ bản tới nâng cao, phù hợp với năng lực đầu vào của mọi đối tượng:
- Môn 1: Lập trình C cơ bản
- Môn 2: Tổng quan về IoT & Lập trình C nhúng cho vi điều khiển
- Môn 3: Lập trình C nhúng nâng cao cho vi điều khiển
- Môn 4: Mạng truyền thông không dây
- Môn 5: Đồ án cuối khóa - Lập trình nhúng IoT
Sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về lập trình nhúng cho điều khiển và mạng truyền thông không dây để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
4.2 Ứng dụng mô hình giáo dục 4.0
Khi tham gia khóa học lập trình nhúng IoT tại FUNiX, học viên sẽ được học tập theo mô hình FUNiX Way hiện đại:
- Học Online 100% linh hoạt, chủ động học mọi lúc mọi nơi, chủ động rút ngắn tiến độ học theo năng lực
- Được hỗ trợ hỏi-đáp 1:1 với đội ngũ hơn 5000+ Mentor là những chuyên gia CNTT hàng đầu, đồng thời là những nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai
- Đội ngũ Hannah (trợ lý học tập) tận tâm, luôn theo sát và tư vấn Lộ trình học tập phù hợp, khích lệ tinh thần học tập của học viên
- Sử dụng nguồn học liệu uy tín hàng đầu thế giới, liên tục được cập nhật: MOOC, Udemy
- Gia nhập cộng đồng FUNiX rộng lớn, không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất lượng và số lượng
Đặc biệt, ngay sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được FUNiX giới thiệu việc làm tại hơn 100+ Doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước với mức lương khởi điểm từ 9-12 triệu.
4.3 Đảm bảo kiến thức đầu ra chất lượng
Ngay trong và sau khi hoàn thiện khóa học, học viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành một kỹ sư lập trình nhúng IoT:
- Thành thạo kỹ năng lập trình C cơ bản
- Hiểu được khái niệm cơ bản về IoT, và các ứng dụng trong thực tế
- Hiểu được khái niệm về lập trình nhúng
- Hiểu được cấu trúc vi điều khiển, vận dụng được lập trình C nhúng cho vi điều khiển
- Có khả năng lập trình ngoại vi cho các ứng dụng thực tế
- Có kiến thức và kỹ năng nền tảng về lập trình nhúng nâng cao
- Có kiến thức nền tảng về một số chuẩn truyền thông không dây trong IoT
- Áp dụng các kỹ thuật xây dựng chương trình cho sản phẩm IoT thực tế
5. Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết trước khi quyết định trở thành một kỹ sư lập trình viên hệ nhúng. Bên cạnh đó, nếu muốn con đường chinh phục lĩnh vực này trở nên chắc chắn và dễ dàng hơn, đừng bỏ qua khóa học lập trình nhúng IoT tại FUNiX với chất lượng hàng đầu hiện nay. FUNiX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục công nghệ tương lai.